Rượu cần men "có đôi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cũng như các dân tộc khác sinh sống ở đại ngàn Tây Nguyên, mùa xuân với người Bahnar ở làng Đê Tul (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa) cũng là mùa của chinh chiêng, mùa “ăn năm, uống tháng” với những ché rượu cần nối thành hàng dài. Và chuyện thưởng thức rượu cần ủ bằng men rượu “có đôi” ở Đê Tul hẳn là điều độc đáo, hiếm thấy.

 

Men “vợ”, men “chồng”

Đê Tul là ngôi làng Bahnar chứa đựng nhiều câu chuyện kỳ lạ và thú vị. Mỗi phong tục của người làng Đê Tul đều thể hiện quan niệm “có đôi” một cách hết sức tự nhiên và giàu tính nhân văn. “Con người có đôi và men rượu cần hay chiếc ghè cũng vậy”-già làng Nghir lý giải. Đó là lý do ngôi làng đặc biệt này có đến 2 nhà rông: nhà rông “chồng”, nhà rông “vợ”.

Rượu cần làng Đê Tul được ủ bằng loại men làm từ cây rừng. Người Đê Tul phân biệt men “vợ”, men “chồng” bằng hình dáng bánh men dù nguyên liệu hoàn toàn giống nhau. Men “chồng” có hình vuông và men “vợ” hình tròn, tượng trưng cho trời và đất. Men “vợ” sẽ được đem ủ trong ghè rượu “vợ” và men “chồng” ủ trong ghè rượu “chồng”.

 Các chị em làng Đê Tul cùng nhau làm men rượu. Ảnh: L.H
Các chị em làng Đê Tul cùng nhau làm men rượu. Ảnh: L.H



Người làng Đê Tul thường ủ rượu cần từ gạo, bắp, mì hay hạt bo bo. Chị Y Thu-Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ làng Đê Tul-chia sẻ: “Người ủ rượu phải là người lớn tuổi nhất hoặc là người làm rượu ghè ngon nhất, khéo nhất. Đặc biệt, người đó tính khí phải hiền hòa, tuyệt đối không thể là người nóng nảy, để mọi người uống rượu không “phải vía”, khi say không hung hãn, quậy phá”. Cũng theo chị Y Thu, khi đưa nguyên liệu vào chiếc ghè đầu tiên, người ủ rượu phải khấn xin Yàng ban cho người làng Đê Tul những ghè rượu thơm ngon nhất. Một phần nghi lễ nữa cũng không thể thiếu là mời những người đã khuất về thụ hưởng và xin họ đừng quấy phá làm hỏng ghè rượu.

Men rượu từ cây rừng

Không chỉ ủ rượu dành cho những cuộc vui trong gia đình và trong làng, hiện nay, chị em làng Đê Tul đã cùng nhau thành lập tổ sản xuất men rượu cần truyền thống gồm 27 thành viên với mong muốn đưa loại men này vươn xa khỏi “lũy tre làng”.

 

Bà H'Súy-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đak Đoa: “Sản phẩm rượu cần ủ bằng men truyền thống của làng Đê Tul từng góp mặt tại một số sự kiện, lễ hội tổ chức tại Hà Nội và một số tỉnh thành khác. Đây là mô hình độc đáo góp phần giữ gìn và phát huy đặc sản ẩm thực truyền thống của người Bahnar vùng Đak Sơ Mei”.

Bà Uot (70 tuổi) là người lớn tuổi nhất tham gia tổ sản xuất men rượu truyền thống làng Đê Tul. Theo bà Uot, men rượu cần truyền thống được làm từ những nguyên liệu hết sức gần gũi trong đời sống thường ngày: ớt chín, củ riềng, gạo ngon, vỏ trấu. Và đặc biệt, men không thể thiếu vỏ cây hyam. Cây hyam lấy trên rừng về đem rửa sạch, sau đó tước lấy phần vỏ, cây đem giã nát và ngâm với nước sạch. Gạo tẻ ngâm nước cho ngậm nước, để ráo rồi đem giã nhuyễn cùng với ớt trái, củ riềng. Hỗn hợp bột này sau đó được đem trộn với nước vỏ cây hyam và nặn thành những bánh men có phủ bên ngoài một lớp vỏ trấu. Tiếp theo, người làng sẽ lấy “yă buih” tức “men mẹ”, vốn được cất trữ từ lần làm men rượu thành công trước đó, rắc một lớp nhẹ lên các bánh men “vợ”, men “chồng”. Sau khi cấy yă buih, các bánh men sẽ được đem phơi trên gác bếp hoặc ngoài trời nắng nhẹ 2-3 ngày để men “chín”.

Sau khi làm chừng một tuần, bẻ đôi bánh men sẽ thấy một chút điểm hồng nằm ở giữa. Đây chính là dấu hiệu báo cho người làng biết rằng chất men đã thành công, Yàng đã đồng ý ban cho làng một mẻ men hứa hẹn những ghè rượu cần thơm ngon ngây ngất… Đem ủ men rượu với gạo, mì.. chừng 1-2 tuần tùy tiết trời nóng hay lạnh, rượu cần sẽ ngấm và có thể mang ra thưởng thức.

Trong khi ủ, để vị rượu được đậm đà, người làng Đê Tul sẽ lót một lớp lá cây hyam trong ghè rượu. Rượu cần ủ men truyền thống để càng lâu càng ngon. Ngon nhất là khi đem hạ thổ ghè rượu vài tháng cho đến cả năm. Đây là cách thức tạo ra loại rượu cần thượng hạng của người Bahnar ở vùng Đak Sơ Mei.

 LÊ HÒA

 

Có thể bạn quan tâm

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Ngoảnh nhìn cái Bính Thân 2016 vừa qua và cả nhiều cái Tết trước đó, hẳn chúng ta nhận ra không ít điều đã thay đổi cùng sự biến chuyển của dòng chảy thời gian. Nhiều điều cũ dần mất đi, nhiều điều mới lại đến. Tết chưa bao giờ hết ý nghĩa, chỉ có cách chúng ta đón nhận Tết là đã khác đi nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.
Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

(GLO)- Nhân dịp Tết Bính Thân 2016, huyện Chư Pưh đã trao quà Tết của Chủ tịch nước và UBND tỉnh Gia Lai cho 1.079 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng số tiền 135 triệu đồng.

Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

(GLO)- Lượng người đổ về chợ trung tâm huyện Chư Sê khá tấp nập trong ngày cuối năm. Đặc biệt, chợ hoa Chư Sê ngày giáp Tết nhộn nhịp người dân đến xem và chọn cho mình những chậu hoa ưng ý với giá cả hợp lý hơn để về vui Xuân, đón Tết.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

(GLO)- Tối 7-2 ( 29Tết), đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm công nhân và chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Gia Lai.

Chợ quê ngày giáp Tết

(GLO)- Đến với chợ quê những ngày giáp Tết Bính Thân, ngay lối vào chợ chúng tôi đã thấy bày bán la liệt những hàng thờ cúng, những bó cúc vàng ươm, những nải chuối xanh, lá gói bánh chưng cùng những nụ cười tươi rói như nhắc Tết đang đến thật gần.
Hân hoan chào đón năm mới

Hân hoan chào đón năm mới

(GLO)- Những ngày cuối năm, Phố núi Pleiku trở nên nhộn nhịp bởi tiếng nhạc chào đón năm mới hòa cùng dòng người tấp nập trên đường, ai cũng có những dự định riêng nhưng điều chung một mục đích là chuẩn bị đón năm mới. Các tuyến phố, hay các công viên, quán cà phê, nhà hàng… được trang hoàng rực rỡ với cờ, hoa, điện nhấp nháy đủ màu sắc báo hiệu năm mới đang chạm ngõ từng nhà.

Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

(GLO)- Nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí của nhân dân trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Công ty Điện lực Gia Lai (PCGL) đã chuẩn bị các phương thức vận hành cấp điện căn cứ theo thông số vận hành nguồn lưới hiện tại và dự báo nhu cầu tăng trưởng phụ tải.
Làm mới đồ đồng

Làm mới đồ đồng

(GLO)- Sau khi làm sạch các món đồ qua nước, anh bắt đầu bật mô tơ, dùng xút đồng quẹt lên phớt vải đánh bóng rồi đưa món đồ vào làm sạch từng góc cạnh. Sau cùng, đồ vật được lau lại một lần nữa với bột làm sáng để sáng bóng lên như mới.

Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

(GLO)- Mười mấy năm trước, khi thủ tục và phương tiện di chuyển trong khu vực còn khá nhiêu khê, tôi đã có một chuyến du khảo nhọc nhằn mà thú vị ở vài quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông. Và bất chợt nảy ra ao ước: Rồi đến một ngày, cộng đồng ASEAN sẽ thống nhất bỏ thủ tục visa nhập cảnh, thủ tục và phương tiện di chuyển nội vùng sẽ thông thoáng, thậm chí phát hành cả đồng tiền chung (như cộng đồng EU)…
Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

(GLO)- Kể từ chuyến thăm và làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Khanh năm 2003 cho đến chuyến thăm và làm việc của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tháng 10-2015, nhiều khó khăn, vướng mắc tại xã Kon Pne đã được tháo gỡ nhằm hướng đến mục tiêu biến vùng đất một thời là hậu cứ cách mạng này trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kbang.
Du lịch canh nông

Du lịch canh nông

(GLO)- Có người còn gọi là du lịch nông nghiệp, đây là một loại hình du lịch đang được ưa chuộng trên thế giới bởi thông qua du lịch người ta có thể xuất khẩu nông sản tại chỗ, đồng thời giới thiệu đến du khách những nét đẹp trong lao động, trong văn hóa vùng miền... Loại hình du lịch này đã được nhiều nước khai thác từ 2 thập kỷ cuối của thế kỷ XX như Thụy Điển, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...

Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

(GLO)- Với người Việt, bút là công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Bởi vậy, khai bút đầu xuân từ lâu đã trở thành một phong tục đầu năm của dân tộc, nó gắn chặt với việc học hành, tôn trọng sự học và sự sáng tạo, là một việc làm mang ý niệm tâm linh, ước mong một năm mới thành công, nhiều may mắn sẽ đến với ta và cả những người mà ta yêu quý.

Tết ở Vũng Chùa

(GLO)- Có mặt tại Vũng Chùa-Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)-nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào những ngày Tết Nguyên đán, dù thời tiết lạnh và mưa phùn nhiều nhưng dòng người đến viếng mộ Đại tướng vẫn rất tấp nập, bởi ai cũng muốn được tự tay thắp nén tâm nhang, dâng tặng những bó hoa cúc rực rỡ sắc màu và bày tỏ tấm lòng thành kính trước phần mộ người anh hùng dân tộc, suốt đời vì nước vì dân.

Mơ Tết về trên những vòng xe

(GLO)- Pleiku những ngày áp Tết Nguyên đán. Hòa trong dòng người ngược xuôi, rộn ràng sắm Tết, tôi vẫn bắt gặp bên phố hình ảnh của những tấm lưng thấm đượm mồ hôi, nhẫn nại đẩy chiếc xe đạp chất đầy hàng hóa, người mong bán hết số bánh còn trong giỏ, người lại mong mua được thêm một ít chai lọ hay giấy vụn nữa; cũng là để kiếm thêm chút tiền cho Tết thêm tươm tất.

Sẵn sàng cho đêm lễ hội giao thừa chào Xuân Ất Mùi 2015

(GLO)- Đồng hồ đang hoàn tất những vòng quay cuối cùng trong năm cũ, không khí xuân mới đã tràn trên khắp nẻo đường, mái nhà và trong niềm vui hân hoan của mỗi người. Như mọi năm, lễ hội giao thừa mừng Xuân mới-chương trình được mong đợi nhất chào đón giờ khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới-sẽ tiếp tục được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku.