Nhớ Tết Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết cổ truyền Việt Nam không chỉ có ý nghĩa thiêng liêng, sum vầy, mang lại một sự khởi đầu mới... đối với người dân Việt Nam, mà với những người con xa xứ, đây cũng là dịp hướng về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày Tết cận kề, cũng là lúc lòng người con xa xứ lại náo nức, bồi hồi, đau đáu nỗi nhớ về quê hương.

Hai quê chung một nỗi niềm

Tết năm 2016, đây là năm đầu tiên ôngPhạm Văn Ninh (Chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh Rattanakiri, Vương quốc Campuchia) về quê Thanh Hóa ăn Tết cổ truyền. Ông không thể quên được cảm xúc ấm áp khi những người thân quen ùa ra đón, được cảm nhận mùa lạnh quê hương mình khi những cây mía đã ngọt lừ. Mọi người quây quần chuẩn bị mâm cơm, soạn lễ cúng đón giao thừa khiến ông cũng cảm thấy rộn ràng, nao nức. “Tôi không thể quên được không khí ấm áp tình thân, không gian tràn ngập hoa đào, xung quanh ban thờ tổ tiên là các món cúng đặc trưng như bánh chưng, mứt, dựng hai bên bàn thờ là hai cây mía...  mùi nhang trầm tỏa hương khắp nơi... Từ đó đến nay tôi vẫn ao ước được cảm nhận lại không khí ấm áp ấy”.-ông Ninh bùi ngùi nói.

Thành kính chuẩn bị lễ cúng ban thờ tổ tiên trong ngày Tết Cổ truyền. Ảnh: N.T
Thành kính chuẩn bị lễ cúng ban thờ tổ tiên trong ngày Tết Cổ truyền. Ảnh: N.T



Một ngày tháng Chạp nắng trải vàng khắp con đường, khi những tờ lịch cuối cùng của năm cũ gỡ xuống cũng là lúc đoàn Việt kiều Campuchia trở về Việt Nam thăm thân. Mỗi người một hoàn cảnh, thế nhưng đến những ngày cận Tết cổ truyền, ai cũng chung một tâm trạng. Đó là lúc lòng bỗng chạnh buồn nghĩ tới quê hương, nghĩ đến cái tết nơi quê nhà với bao những kỷ niệm đẹp, nhớ đến từng dòng sông, con đường rợp bóng cao su và những ngôi nhà thân quen chan chứa bao yêu thương... Nỗi nhớ quay quắt về Tết quê không chỉ là những con người, hoàn cảnh cụ thể mà là cái cảm giác thèm được đi giữa đất quê hương giữa những ngày xuân ấm áp phương Nam, mưa phùn lất phất không đủ làm ướt đầu của phương Bắc hay cái se sắt gió lạnh vùng Tây Nguyên đã khiến cảm xúc trỗi dậy da diết, thân thương, tất cả đều như xua đi cái lạnh lẽo của những ngày cuối năm. Ông Nguyễn Văn Nhân quê ở Quảng Nam đã sang huyện Ô Za Đao (tỉnh Rattanakiri, Campuchia) sinh sống được 30 năm nay. Dù xa quê với thời gian dài nhưng ông vẫn luôn hướng về quê hương của mình với một niềm nhớ thương khôn xiết. Hiện nay, gia đình ông Nhân đã chuyển sang Campuchia sinh sống, nhưng mỗi lần có dịp, ông lại tranh thủ về huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đón Tết cùng bạn bè. Đối với ông, những ngày giáp Tết ở quê nhà thật ý nghĩa và đong đầy niềm vui. “Tôi luôn mong được trở về Việt Nam để được thưởng thức các món mang đặc trưng của Tết Việt Nam như bánh chưng, củ kiệu... vì cái mùi vị thơm của từng lá dong, thơm nồng đặc trưng của từng món ăn luôn khiến tôi bồi hổi. Còn gì thú vị hơn khi được thưởng thức những món ăn truyền thống và xem các tiết mục văn nghệ mang đậm nét văn hóa dân tộc. Cùng nhau ôn lại tuổi thơ và nhớ lại những thứ thân quen với mình ”.

Tết sum vầy

Đã thành thói quen, mỗi khi Tết về, cho dù bận rộn đến mấy đoàn người Việt kiều Campuchia từ 5-7 người đều cố gắng tập trung cùng nhau đi về thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, Việt Nam). Nơi tập trung là một quán ăn quen thuộc mà mỗi lần về Việt Nam, họ thường tụ họp lại để san sẻ chuyện vui buồn. Tại đây, họ rôm rả cùng nhau lên kế hoạch đón Tết trong những ngày ít ỏi được trở về nước. Nếu không có nhiều thời gian để về nơi “chôn rau cắt rốn”, họ sẽ ở lại huyện Đức Cơ hoặc ra TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) để hưởng phong vị Tết cổ truyền.

 Những người con xa xứ đón tiếp nhau tại thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ) khi không có điều kiện về đến nơi “chôn rau cắt rốn”. Ảnh: N.T
Những người con xa xứ đón tiếp nhau tại thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ) khi không có điều kiện về đến nơi “chôn rau cắt rốn”. Ảnh: N.T



Với những người con xa xứ, việc được thưởng thức lại những món ăn truyền thống trong ngày tết luôn đem lại nỗi háo hức, mong chờ khó tả. Chỉ dạo quanh phố phường ngập tràn trong rực rỡ sắc hoa, người người nhà nhà tất bật dọn dẹp đón Tết cũng đủ để họ cảm nhận được không khí tết của quê nhà. Đó là các phiên chợ đông nghịt người với lỉnh kỉnh lá dong, lá chuối, lạt cột bánh, mứt đủ loại..., những góc chợ vàng rực hoa mai, hoa cúc... Ông Phạm Văn Ninh (Chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh Rattanakiri, Vương quốc Campuchia) chia sẻ: “Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được về quê thăm thân nhân, đón Tết với gia đình. Đối với bà con Việt Kiều không có điều kiện về thăm thân nhân, tôi đã động viên tinh thần bà con, kêu gọi hỗ trợ cho các gia đình nghèo và tổ chức vui Tết Việt Nam một cách giản đơn nhất nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa, tạo không khí ấm tình quê hương, chia sẻ nỗi niềm cùng bà con”.

Hạnh phúc khi được trở về quê hương, ngắm nhìn rừng cao su bạt ngàn, màu xanh phủ núi rừng, những ngôi nhà thân quen hiện dần ra... đã khiến Ông Bùi Văn Hà (xã La Minh, huyện Bo Keo, tỉnh Rattanakiri, Campuchia) phấn chấn: “Mỗi năm được trở về một lần vào dịp tết thế này là tôi toại nguyện lắm rồi. Dù không được đến quê gốc Thanh Hóa của mình nhưng chỉ cần qua cửa khẩu, đặt chân lên huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai (Việt Nam) là tôi cảm nhận được cái không khí rộn ràng của ngày Tết đang len lỏi trong từng con đường, ngôi nhà của người Việt”.

Đối với người dân, chính quyền địa phương, khi đón những người con xa xứ về thăm thân, ai cũng vui mừng và tạo điều kiện để bà con Việt kiều qua lại, cùng người dân dịa phương vui xuân đón Tết. Ông Nguyễn Hồng Lam-Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), cho biết: “Chúng tôi đã ký kết quy chế phối hợp giữa hai huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) và huyện Ô Za Đao (tỉnh Rattanakiri) về hợp tác phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới. Tạo điều kiện cho 6 xã biên giới của 2 huyện giao lưu kết nghĩa giữa xã với xã, làng với làng của 2 huyện để cho bà con hai bên qua lại, mua bán, trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa góp phần ổn định an ninh, chính trị. Đồng thời, giúp bà con Việt kiều được thăm thân nhân được thuận tiện hơn, qua đó, bà con đoàn kết, chung sức, chung lòng làm nhiều việc hữu ích hướng về quê hương, đất nước”.

Ngọc Thu
 

Có thể bạn quan tâm

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Ngoảnh nhìn cái Bính Thân 2016 vừa qua và cả nhiều cái Tết trước đó, hẳn chúng ta nhận ra không ít điều đã thay đổi cùng sự biến chuyển của dòng chảy thời gian. Nhiều điều cũ dần mất đi, nhiều điều mới lại đến. Tết chưa bao giờ hết ý nghĩa, chỉ có cách chúng ta đón nhận Tết là đã khác đi nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.
Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

(GLO)- Nhân dịp Tết Bính Thân 2016, huyện Chư Pưh đã trao quà Tết của Chủ tịch nước và UBND tỉnh Gia Lai cho 1.079 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng số tiền 135 triệu đồng.
Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

(GLO)- Lượng người đổ về chợ trung tâm huyện Chư Sê khá tấp nập trong ngày cuối năm. Đặc biệt, chợ hoa Chư Sê ngày giáp Tết nhộn nhịp người dân đến xem và chọn cho mình những chậu hoa ưng ý với giá cả hợp lý hơn để về vui Xuân, đón Tết.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

(GLO)- Tối 7-2 ( 29Tết), đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm công nhân và chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Gia Lai.
Chợ quê ngày giáp Tết

Chợ quê ngày giáp Tết

(GLO)- Đến với chợ quê những ngày giáp Tết Bính Thân, ngay lối vào chợ chúng tôi đã thấy bày bán la liệt những hàng thờ cúng, những bó cúc vàng ươm, những nải chuối xanh, lá gói bánh chưng cùng những nụ cười tươi rói như nhắc Tết đang đến thật gần.
Hân hoan chào đón năm mới

Hân hoan chào đón năm mới

(GLO)- Những ngày cuối năm, Phố núi Pleiku trở nên nhộn nhịp bởi tiếng nhạc chào đón năm mới hòa cùng dòng người tấp nập trên đường, ai cũng có những dự định riêng nhưng điều chung một mục đích là chuẩn bị đón năm mới. Các tuyến phố, hay các công viên, quán cà phê, nhà hàng… được trang hoàng rực rỡ với cờ, hoa, điện nhấp nháy đủ màu sắc báo hiệu năm mới đang chạm ngõ từng nhà.
Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

(GLO)- Nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí của nhân dân trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Công ty Điện lực Gia Lai (PCGL) đã chuẩn bị các phương thức vận hành cấp điện căn cứ theo thông số vận hành nguồn lưới hiện tại và dự báo nhu cầu tăng trưởng phụ tải.
Làm mới đồ đồng

Làm mới đồ đồng

(GLO)- Sau khi làm sạch các món đồ qua nước, anh bắt đầu bật mô tơ, dùng xút đồng quẹt lên phớt vải đánh bóng rồi đưa món đồ vào làm sạch từng góc cạnh. Sau cùng, đồ vật được lau lại một lần nữa với bột làm sáng để sáng bóng lên như mới.
Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

(GLO)- Mười mấy năm trước, khi thủ tục và phương tiện di chuyển trong khu vực còn khá nhiêu khê, tôi đã có một chuyến du khảo nhọc nhằn mà thú vị ở vài quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông. Và bất chợt nảy ra ao ước: Rồi đến một ngày, cộng đồng ASEAN sẽ thống nhất bỏ thủ tục visa nhập cảnh, thủ tục và phương tiện di chuyển nội vùng sẽ thông thoáng, thậm chí phát hành cả đồng tiền chung (như cộng đồng EU)…
Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

(GLO)- Kể từ chuyến thăm và làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Khanh năm 2003 cho đến chuyến thăm và làm việc của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tháng 10-2015, nhiều khó khăn, vướng mắc tại xã Kon Pne đã được tháo gỡ nhằm hướng đến mục tiêu biến vùng đất một thời là hậu cứ cách mạng này trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kbang.
Du lịch canh nông

Du lịch canh nông

(GLO)- Có người còn gọi là du lịch nông nghiệp, đây là một loại hình du lịch đang được ưa chuộng trên thế giới bởi thông qua du lịch người ta có thể xuất khẩu nông sản tại chỗ, đồng thời giới thiệu đến du khách những nét đẹp trong lao động, trong văn hóa vùng miền... Loại hình du lịch này đã được nhiều nước khai thác từ 2 thập kỷ cuối của thế kỷ XX như Thụy Điển, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...
Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

(GLO)- Với người Việt, bút là công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Bởi vậy, khai bút đầu xuân từ lâu đã trở thành một phong tục đầu năm của dân tộc, nó gắn chặt với việc học hành, tôn trọng sự học và sự sáng tạo, là một việc làm mang ý niệm tâm linh, ước mong một năm mới thành công, nhiều may mắn sẽ đến với ta và cả những người mà ta yêu quý.
Tết ở Vũng Chùa

Tết ở Vũng Chùa

(GLO)- Có mặt tại Vũng Chùa-Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)-nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào những ngày Tết Nguyên đán, dù thời tiết lạnh và mưa phùn nhiều nhưng dòng người đến viếng mộ Đại tướng vẫn rất tấp nập, bởi ai cũng muốn được tự tay thắp nén tâm nhang, dâng tặng những bó hoa cúc rực rỡ sắc màu và bày tỏ tấm lòng thành kính trước phần mộ người anh hùng dân tộc, suốt đời vì nước vì dân.
Mơ Tết về trên những vòng xe

Mơ Tết về trên những vòng xe

(GLO)- Pleiku những ngày áp Tết Nguyên đán. Hòa trong dòng người ngược xuôi, rộn ràng sắm Tết, tôi vẫn bắt gặp bên phố hình ảnh của những tấm lưng thấm đượm mồ hôi, nhẫn nại đẩy chiếc xe đạp chất đầy hàng hóa, người mong bán hết số bánh còn trong giỏ, người lại mong mua được thêm một ít chai lọ hay giấy vụn nữa; cũng là để kiếm thêm chút tiền cho Tết thêm tươm tất.
Sẵn sàng cho đêm lễ hội giao thừa chào Xuân Ất Mùi 2015

Sẵn sàng cho đêm lễ hội giao thừa chào Xuân Ất Mùi 2015

(GLO)- Đồng hồ đang hoàn tất những vòng quay cuối cùng trong năm cũ, không khí xuân mới đã tràn trên khắp nẻo đường, mái nhà và trong niềm vui hân hoan của mỗi người. Như mọi năm, lễ hội giao thừa mừng Xuân mới-chương trình được mong đợi nhất chào đón giờ khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới-sẽ tiếp tục được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku.