Tâm nguyện và hành động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam “Sống, học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã trở thành tâm nguyện và phương châm hành động của nhiều người, nhiều giới. Cũng nhờ vậy, trên thực tế, nhiều gương sáng điển hình xuất hiện trong học tập, lao động sản xuất và trong đời sống thường nhật. Nguồn cảm hứng từ hiện thực ấy sẽ tạo nên những cách biểu đạt khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mức độ thấu hiểu tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người cũng như trải nghiệm thực tế của mỗi người có lẽ là yếu tố có tính quyết định.
 

 Ảnh: Tư liệu
Ảnh: Tư liệu

Xuân Bính Thân-2016, cũng là thời khắc Đảng ta có ban lãnh đạo mới, tôi muốn được chia sẻ với những người có cùng tâm nguyện đôi điều chung quanh chủ đề rất đỗi nhân văn này.

Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc. Đó là một nhân cách đạt đến tầm vóc của “dân tộc và thời đại”. Tầm vóc và sự bình dị ấy được lý giải và cắt nghĩa theo nhiều góc độ: Nhà tư tưởng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, của thời đại; lãnh tụ của dân tộc, của Đảng cách mạng Việt Nam; chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc; nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới. Vì lẽ đó, nội dung của việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” rất phong phú, nhưng cũng rất cụ thể.

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã viết nhiều về tấm gương đạo đức của V.I.Lê nin. Rèn luyện theo tấm gương đó, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc và nhân loại một tấm gương trọn vẹn, mười phân vẹn mười của một CON NGƯỜI. Ở con người ấy, nhân cách ấy, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó, Người đã trở thành “tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự”, thành biểu tượng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà còn là biểu tượng của đạo đức-văn minh nhân loại. Đúng như bạn bè quốc tế đã đánh giá: Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội. Sở dĩ bản anh hùng ca Việt Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế giới, chính là vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó.

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân, luôn luôn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi chủ trương, chính sách từ Đảng và Chính phủ do Người sáng lập và lãnh đạo đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân. Người giáo dục cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bởi “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”.

Để làm tròn trách nhiệm là người đày tớ trung thành của nhân dân, Người dạy cán bộ phải gần dân, hiểu tâm lý, nguyện vọng của dân, lắng nghe ý kiến của dân-ý kiến của “những người không quan trọng”; không được lên mặt “quan cách mạng”, cậy quyền cậy thế, đè đầu cưỡi cổ dân.

Mặc dù uy tín rất cao, có sức hấp dẫn rất lớn, được toàn dân suy tôn là “Cha già của dân tộc” nhưng không bao giờ Người xem mình đứng cao hơn nhân dân. Người coi việc phải gánh chức Chủ tịch cũng như việc “người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mặt trận”. Nhận được thư, quà chúc mừng của nhân dân, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn tự tay viết thư trả lời, cảm ơn một cách thân tình, chu đáo, nêu một tấm gương ứng xử rất văn hóa, đầy khiêm nhường và kính trọng đối với nhân dân.

Ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, một nghị lực phi thường để “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”... Cho đến khi phải từ biệt thế giới này, điều luyến tiếc duy nhất của Người vẫn chỉ là “không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng ta “vừa là đạo đức, vừa là văn minh”, Đảng là người khởi xướng và lãnh đạo mọi sự đổi thay, phát triển của đất nước. Để hoàn thành sứ mệnh ấy, trước hết Đảng phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Đồng thời, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn để nâng tầm “đạo đức, văn minh”.

Tự đổi mới, tự chỉnh đốn là yêu cầu của sự vận động nội tại của Đảng cầm quyền trong quá trình lãnh đạo cách mạng; là sự nhận diện đúng quy luật vận động, phát triển của Đảng. Đảng phải dự báo được những “kẻ thù” nội sinh và ngoại sinh trong sự vận động, phát triển. Nhờ thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, Đảng mới đủ khả năng vượt qua những thử thách mới, những “kẻ thù mới” như: “kiêu ngạo cộng sản”, “sự dốt nát”, “nạn hối lộ”. Chỉ có tự đổi mới, tự chỉnh đốn, mạnh dạn cải cách, Đảng mới chiến thắng được các loại “kẻ thù” ấy, mới giữ trọn được niềm tin tuyệt đối của nhân dân, mới loại bỏ được các nguy cơ hủy hoại sự nghiệp của Đảng.

Bác Hồ là người thấm nhuần tư tưởng giải phóng con người khỏi mọi ràng buộc, áp bức, nô dịch. Người hiểu sâu sắc tự do, dân chủ và thể hiện điều đó một cách tường minh trong “Tuyên ngôn Độc lập”. “…quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…” là những quyền cơ bản của con người được Người công khai khẳng định trong bản Tuyên ngôn bất hủ do Người soạn thảo. Cũng vì lẽ đó, Người cho rằng: “Nếu nước độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập ấy cũng không có ý nghĩa gì”. Trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, Người đã có nhiều quyết sách để dần hiện thực hóa các giá trị đó. Mặc dù Người chưa có điều kiện để hiện thực hóa triệt để ý tưởng nhân văn này, song cũng vì thế nội dung này trở thành trách nhiệm và vinh dự của Đảng, của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Công cuộc đổi mới đã và đang diễn ra ở nước ta hiện nay, thực chất là một quá trình mang tính nhân đạo, nhân văn nhằm khẳng định bản chất ưu việt của một chế độ xã hội  hướng tới con người, tạo mọi điều kiện để con người phát huy những năng lực-phẩm chất người, làm cho con người thực sự trở thành chủ thể tự giác, tích cực trong hoạt động sống-cũng là quá trình tái sản xuất ra đời sống của chính mình và của xã hội. Với ý nghĩa đó hoàn toàn có cơ sở để nói rằng: Xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là nhằm phát huy nhân tố con người, là sự khẳng định con người với tư cách là chủ thể đề xuất và thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, vừa là đối tượng phục vụ, hưởng thụ kết quả của các chương trình, dự  án phát triển xã hội.

Khẳng định vai trò của con người, coi con người là sản phẩm quý giá nhất, giữ vị trí trung tâm của sự phát triển đất nước, trong thời kỳ đổi mới cần phải: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, phải xem con người là nguồn lực quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hội nhập và phát triển.

PGS-TS. Hồ Tấn Sáng

Có thể bạn quan tâm

Ấm áp đêm Giao thừa ở Phố núi

Ấm áp đêm Giao thừa ở Phố núi

(GLO)- Trong tiết trời se lạnh của Phố núi, từ khắp các ngã đường, hàng ngàn người dân đổ về Quảng trường Đại Đoàn Kết để vui chơi và cùng nhau chào đón thời khắc thiêng liêng nhất chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Ngoảnh nhìn cái Bính Thân 2016 vừa qua và cả nhiều cái Tết trước đó, hẳn chúng ta nhận ra không ít điều đã thay đổi cùng sự biến chuyển của dòng chảy thời gian. Nhiều điều cũ dần mất đi, nhiều điều mới lại đến. Tết chưa bao giờ hết ý nghĩa, chỉ có cách chúng ta đón nhận Tết là đã khác đi nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.
Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

(GLO)- Nhân dịp Tết Bính Thân 2016, huyện Chư Pưh đã trao quà Tết của Chủ tịch nước và UBND tỉnh Gia Lai cho 1.079 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng số tiền 135 triệu đồng.
Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

(GLO)- Lượng người đổ về chợ trung tâm huyện Chư Sê khá tấp nập trong ngày cuối năm. Đặc biệt, chợ hoa Chư Sê ngày giáp Tết nhộn nhịp người dân đến xem và chọn cho mình những chậu hoa ưng ý với giá cả hợp lý hơn để về vui Xuân, đón Tết.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

(GLO)- Tối 7-2 ( 29Tết), đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm công nhân và chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Gia Lai.
Chợ quê ngày giáp Tết

Chợ quê ngày giáp Tết

(GLO)- Đến với chợ quê những ngày giáp Tết Bính Thân, ngay lối vào chợ chúng tôi đã thấy bày bán la liệt những hàng thờ cúng, những bó cúc vàng ươm, những nải chuối xanh, lá gói bánh chưng cùng những nụ cười tươi rói như nhắc Tết đang đến thật gần.
Hân hoan chào đón năm mới

Hân hoan chào đón năm mới

(GLO)- Những ngày cuối năm, Phố núi Pleiku trở nên nhộn nhịp bởi tiếng nhạc chào đón năm mới hòa cùng dòng người tấp nập trên đường, ai cũng có những dự định riêng nhưng điều chung một mục đích là chuẩn bị đón năm mới. Các tuyến phố, hay các công viên, quán cà phê, nhà hàng… được trang hoàng rực rỡ với cờ, hoa, điện nhấp nháy đủ màu sắc báo hiệu năm mới đang chạm ngõ từng nhà.
Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

(GLO)- Nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí của nhân dân trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Công ty Điện lực Gia Lai (PCGL) đã chuẩn bị các phương thức vận hành cấp điện căn cứ theo thông số vận hành nguồn lưới hiện tại và dự báo nhu cầu tăng trưởng phụ tải.
Làm mới đồ đồng

Làm mới đồ đồng

(GLO)- Sau khi làm sạch các món đồ qua nước, anh bắt đầu bật mô tơ, dùng xút đồng quẹt lên phớt vải đánh bóng rồi đưa món đồ vào làm sạch từng góc cạnh. Sau cùng, đồ vật được lau lại một lần nữa với bột làm sáng để sáng bóng lên như mới.
Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

(GLO)- Mười mấy năm trước, khi thủ tục và phương tiện di chuyển trong khu vực còn khá nhiêu khê, tôi đã có một chuyến du khảo nhọc nhằn mà thú vị ở vài quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông. Và bất chợt nảy ra ao ước: Rồi đến một ngày, cộng đồng ASEAN sẽ thống nhất bỏ thủ tục visa nhập cảnh, thủ tục và phương tiện di chuyển nội vùng sẽ thông thoáng, thậm chí phát hành cả đồng tiền chung (như cộng đồng EU)…
Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

(GLO)- Kể từ chuyến thăm và làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Khanh năm 2003 cho đến chuyến thăm và làm việc của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tháng 10-2015, nhiều khó khăn, vướng mắc tại xã Kon Pne đã được tháo gỡ nhằm hướng đến mục tiêu biến vùng đất một thời là hậu cứ cách mạng này trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kbang.
Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

(GLO)- Với người Việt, bút là công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Bởi vậy, khai bút đầu xuân từ lâu đã trở thành một phong tục đầu năm của dân tộc, nó gắn chặt với việc học hành, tôn trọng sự học và sự sáng tạo, là một việc làm mang ý niệm tâm linh, ước mong một năm mới thành công, nhiều may mắn sẽ đến với ta và cả những người mà ta yêu quý.
Tết ở Vũng Chùa

Tết ở Vũng Chùa

(GLO)- Có mặt tại Vũng Chùa-Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)-nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào những ngày Tết Nguyên đán, dù thời tiết lạnh và mưa phùn nhiều nhưng dòng người đến viếng mộ Đại tướng vẫn rất tấp nập, bởi ai cũng muốn được tự tay thắp nén tâm nhang, dâng tặng những bó hoa cúc rực rỡ sắc màu và bày tỏ tấm lòng thành kính trước phần mộ người anh hùng dân tộc, suốt đời vì nước vì dân.
Mơ Tết về trên những vòng xe

Mơ Tết về trên những vòng xe

(GLO)- Pleiku những ngày áp Tết Nguyên đán. Hòa trong dòng người ngược xuôi, rộn ràng sắm Tết, tôi vẫn bắt gặp bên phố hình ảnh của những tấm lưng thấm đượm mồ hôi, nhẫn nại đẩy chiếc xe đạp chất đầy hàng hóa, người mong bán hết số bánh còn trong giỏ, người lại mong mua được thêm một ít chai lọ hay giấy vụn nữa; cũng là để kiếm thêm chút tiền cho Tết thêm tươm tất.
Sẵn sàng cho đêm lễ hội giao thừa chào Xuân Ất Mùi 2015

Sẵn sàng cho đêm lễ hội giao thừa chào Xuân Ất Mùi 2015

(GLO)- Đồng hồ đang hoàn tất những vòng quay cuối cùng trong năm cũ, không khí xuân mới đã tràn trên khắp nẻo đường, mái nhà và trong niềm vui hân hoan của mỗi người. Như mọi năm, lễ hội giao thừa mừng Xuân mới-chương trình được mong đợi nhất chào đón giờ khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới-sẽ tiếp tục được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku.