Vua Việt Nam xưa cúng lễ ngày Tết thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày Tết, người Việt luôn chăm lo nhất đến bàn thờ tổ tiên. Với các vị vua trong cung đình trước đây, nghi lễ còn phức tạp hơn dân gian rất nhiều.

 

Vua chúa trước đây làm gì cũng phải theo nghi lễ, như được ghi trong sách "Hội điển sự lệ". Các nghi lễ ngày Tết của nhà vua đều được Khâm Thiên giám chọn ngày và diễn ra theo sự sắp đặt của bộ Lễ.

 

 Nghi lễ đón tết trong cung Nguyễn - Ảnh: Nhà nghiên cứu Võ Tòng Xuân.
Nghi lễ đón tết trong cung Nguyễn - Ảnh: Nhà nghiên cứu Võ Tòng Xuân.



Từ thời Lý về trước, nghi lễ cúng tế ngày Tết của các vua hiện không có tài liệu nói rõ. Chỉ biết sau thời Lý mà Phật giáo thịnh hành, sang đầu thời Trần, nhiều nghi lễ triều đình trong ngày Tết vẫn còn liên quan đến Phật giáo. Từ ngày 28 tháng Chạp, vua thường cùng các quan tế đền Đế Thích (Thần Indra) ngoài thành Thăng Long. Đêm Giao thừa, vua thường mời nhà sư vào Đại Nội tụng kinh và làm lễ Khuna (đuổi ma quỷ).

Các vua từ thời Trần, Lê, đến Nguyễn ngày Tết đều chú trọng cúng lễ tổ tiên. Nhà Trần, nhà Lê làm vua xa quê, nên ngày Tết thường làm lễ bái vọng tổ tiên. Như các vua nhà Trần, thì ngày mùng Một Tết, sau khi nhận lễ bái hạ của con cháu và quan tướng buổi sáng, thường đến cung Trường Xuân, hướng về các lăng tổ tiên ở Thiên Trường phía Nam làm lễ vọng bái.

Sang thời Lê Trung Hưng, theo một tư liệu về nghi lễ cúng Tết thời do Hội đồng dòng họ Lê tại Thanh Hóa lưu giữ, thì vào ngày mùng Một Tết, các vua Lê cũng thực hiện nghi lễ cúng bái tổ tiên ngay tại điện Kính Thiên, rồi mới tiến hành nhận nghi thức chúc thọ của hoàng tộc và trăm quan. Điện Kính Thiên, thời Lê sơ vốn là nơi vua thiết đại triều, đến thời Lê Trung Hưng, chính quyền nằm trong tay các chúa Trịnh, thì nghi lễ đại triều không còn nữa, điện chuyển thành nơi vua Lê thờ cúng tổ tiên.

Trong 4 ngày Tết, Thái miếu, nơi thờ các vị vua trước và tổ tiên Lê Thái Tổ, cũng luôn đỏ đèn với các nghi lễ thờ phụng. Lễ vật cúng các bậc tiên vương ở Thái miếu gồm 375 bát gạo nếp, 45 bát gạo tẻ, dầu, mật, mắm muối... và mỗi ngày Tết đều dâng 20 mâm cỗ để cúng. Ở Điện Chí Kính, nơi vua thiết triều, lễ vật cũng có 240 bát gạo nếp, 36 bát gạo tẻ… các cung miếu khác ở trong triều mỗi ngày phải chuẩn bị 65 mâm để cúng.

Theo bộ sử triều Nguyễn "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục", vào dịp Tết, các vua nhà hậu Lê đều cùng bá quan văn võ đến yết Thái miếu để ghi nhớ công ơn tổ tiên, sau đó mới về cung mặc áo trắng coi chầu, cho dàn nhạc nổi lên điệu Bình Ngô phá trận và nhận biểu mừng thọ của các quan, chúc muôn họ no đủ, đất nước thái bình.

Sang thời Nguyễn, do lăng mộ tổ tiên (các chúa Nguyễn, các vua trước từ Gia Long về sau) đều ở ngay ngoại thành kinh đô Phú Xuân, nên từ giữa tháng Chạp, hoàng gia thường tiến hành lễ chạp mả tổ tiên. Dẫn đầu đoàn thường là các vị Tôn Thất đức cao vọng trọng thay mặt nhà vua, cùng các vị quan đầu triều.

Từ ngày 30 đến mùng Ba Tết, Thái miếu (thờ các chúa Nguyễn), Thế miếu (thờ các vua Nguyễn) và điện Phụng Tiên (thờ toàn thể các bậc tổ tiên và các phu nhân), luôn bày cỗ bàn để dâng cúng, hương khói nghi ngút. Mỗi lần cúng có tới 32 món ăn… Đồ cúng do bếp Ngự thiện của nhà vua nấu hoặc từ sản vật của các địa phương dâng về kinh thành.

Trong ngày tất niên (30 Tết), triều Nguyễn sẽ cử hành lễ Cáp hưởng để mời vong linh các vị tiên đế về cùng "ăn Tết" với triều đình. Đích thân nhà vua sẽ đến Thái miếu hoặc Thế miếu làm chủ lễ. Triều Nguyễn quy định những năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, vua thân hành đến Thế miếu làm lễ. Năm còn lại Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi, vua tới Thái miếu làm chủ tế. Các Hoàng tử, hoàng thân sẽ thay vua tế ở các miếu khác.

Để tiễn năm cũ, triều Nguyễn làm lễ Trừ tuế ở các miếu thờ tổ tiên. Lễ trừ Tuế tế một tuần rượu và không có văn khấn. Đến lúc giao thừa, sẽ làm lễ Trừ tịch, lại cúng tổ tiên toàn bằng cỗ chay. Vào thời khắc đón năm mới đến, các vị hoàng tử, hoàng thân đã được phân công nhiệm vụ đến các miếu làm lễ cúng Giao thừa. Quan văn, quan võ Ngũ phẩm trở lên lần lượt theo sau bồi tự.

Sáng mùng Một và mùng Ba Tết, nhà vua lại đến các miếu thân làm lễ mời tổ tiên ăn Tết. Mỗi lễ trong ngày mùng Một và ngày mùng Ba Tết là 6 mâm hào soạn hạng nhất, mỗi án 2 mâm. Nghi thức tế của ngày mùng Một là làm lễ 3 tuần rượu và không có văn khấn. Còn ngày mùng Hai, trong buổi tế này có văn khấn. Thường thì khi các vua triều Nguyễn thực hiện lễ cúng tổ tiên xong, sẽ đốt pháo giấy. Tuy nhiên, từ năm Tân Mão (1831), vua Minh Mạng đã cho đình chỉ việc vì cho rằng "không phải là tỏ rõ ý nghiêm kính".

Ngày mùng Ba Tết, sau khi thực hiện các nghi thức tế tự, các vua triều Nguyễn cho chuẩn định đem các thứ hương trầm, bạch đàn, các loại giấy vàng, giấy bạc, trộn đều, rồi bỏ vào lư đồng đốt. Với một số lượng vàng mã lớn được lưu lại từ ngày 30 Tết ở các nơi thờ tự, hoàng cung triều Nguyễn đã cho đúc thêm 4 con thú đồng đặt ở dưới thềm, gian giữa Thái miếu và Thế miếu, mỗi nơi 2 con để phục vụ cho lễ hóa vàng cầu âm phúc.

Lê Tiên Long (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Ngoảnh nhìn cái Bính Thân 2016 vừa qua và cả nhiều cái Tết trước đó, hẳn chúng ta nhận ra không ít điều đã thay đổi cùng sự biến chuyển của dòng chảy thời gian. Nhiều điều cũ dần mất đi, nhiều điều mới lại đến. Tết chưa bao giờ hết ý nghĩa, chỉ có cách chúng ta đón nhận Tết là đã khác đi nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.
Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

(GLO)- Nhân dịp Tết Bính Thân 2016, huyện Chư Pưh đã trao quà Tết của Chủ tịch nước và UBND tỉnh Gia Lai cho 1.079 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng số tiền 135 triệu đồng.

Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

(GLO)- Lượng người đổ về chợ trung tâm huyện Chư Sê khá tấp nập trong ngày cuối năm. Đặc biệt, chợ hoa Chư Sê ngày giáp Tết nhộn nhịp người dân đến xem và chọn cho mình những chậu hoa ưng ý với giá cả hợp lý hơn để về vui Xuân, đón Tết.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

(GLO)- Tối 7-2 ( 29Tết), đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm công nhân và chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Gia Lai.

Chợ quê ngày giáp Tết

(GLO)- Đến với chợ quê những ngày giáp Tết Bính Thân, ngay lối vào chợ chúng tôi đã thấy bày bán la liệt những hàng thờ cúng, những bó cúc vàng ươm, những nải chuối xanh, lá gói bánh chưng cùng những nụ cười tươi rói như nhắc Tết đang đến thật gần.
Hân hoan chào đón năm mới

Hân hoan chào đón năm mới

(GLO)- Những ngày cuối năm, Phố núi Pleiku trở nên nhộn nhịp bởi tiếng nhạc chào đón năm mới hòa cùng dòng người tấp nập trên đường, ai cũng có những dự định riêng nhưng điều chung một mục đích là chuẩn bị đón năm mới. Các tuyến phố, hay các công viên, quán cà phê, nhà hàng… được trang hoàng rực rỡ với cờ, hoa, điện nhấp nháy đủ màu sắc báo hiệu năm mới đang chạm ngõ từng nhà.

Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

(GLO)- Nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí của nhân dân trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Công ty Điện lực Gia Lai (PCGL) đã chuẩn bị các phương thức vận hành cấp điện căn cứ theo thông số vận hành nguồn lưới hiện tại và dự báo nhu cầu tăng trưởng phụ tải.
Làm mới đồ đồng

Làm mới đồ đồng

(GLO)- Sau khi làm sạch các món đồ qua nước, anh bắt đầu bật mô tơ, dùng xút đồng quẹt lên phớt vải đánh bóng rồi đưa món đồ vào làm sạch từng góc cạnh. Sau cùng, đồ vật được lau lại một lần nữa với bột làm sáng để sáng bóng lên như mới.

Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

(GLO)- Mười mấy năm trước, khi thủ tục và phương tiện di chuyển trong khu vực còn khá nhiêu khê, tôi đã có một chuyến du khảo nhọc nhằn mà thú vị ở vài quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông. Và bất chợt nảy ra ao ước: Rồi đến một ngày, cộng đồng ASEAN sẽ thống nhất bỏ thủ tục visa nhập cảnh, thủ tục và phương tiện di chuyển nội vùng sẽ thông thoáng, thậm chí phát hành cả đồng tiền chung (như cộng đồng EU)…
Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

(GLO)- Kể từ chuyến thăm và làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Khanh năm 2003 cho đến chuyến thăm và làm việc của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tháng 10-2015, nhiều khó khăn, vướng mắc tại xã Kon Pne đã được tháo gỡ nhằm hướng đến mục tiêu biến vùng đất một thời là hậu cứ cách mạng này trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kbang.
Du lịch canh nông

Du lịch canh nông

(GLO)- Có người còn gọi là du lịch nông nghiệp, đây là một loại hình du lịch đang được ưa chuộng trên thế giới bởi thông qua du lịch người ta có thể xuất khẩu nông sản tại chỗ, đồng thời giới thiệu đến du khách những nét đẹp trong lao động, trong văn hóa vùng miền... Loại hình du lịch này đã được nhiều nước khai thác từ 2 thập kỷ cuối của thế kỷ XX như Thụy Điển, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...

Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

(GLO)- Với người Việt, bút là công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Bởi vậy, khai bút đầu xuân từ lâu đã trở thành một phong tục đầu năm của dân tộc, nó gắn chặt với việc học hành, tôn trọng sự học và sự sáng tạo, là một việc làm mang ý niệm tâm linh, ước mong một năm mới thành công, nhiều may mắn sẽ đến với ta và cả những người mà ta yêu quý.

Tết ở Vũng Chùa

(GLO)- Có mặt tại Vũng Chùa-Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)-nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào những ngày Tết Nguyên đán, dù thời tiết lạnh và mưa phùn nhiều nhưng dòng người đến viếng mộ Đại tướng vẫn rất tấp nập, bởi ai cũng muốn được tự tay thắp nén tâm nhang, dâng tặng những bó hoa cúc rực rỡ sắc màu và bày tỏ tấm lòng thành kính trước phần mộ người anh hùng dân tộc, suốt đời vì nước vì dân.

Mơ Tết về trên những vòng xe

(GLO)- Pleiku những ngày áp Tết Nguyên đán. Hòa trong dòng người ngược xuôi, rộn ràng sắm Tết, tôi vẫn bắt gặp bên phố hình ảnh của những tấm lưng thấm đượm mồ hôi, nhẫn nại đẩy chiếc xe đạp chất đầy hàng hóa, người mong bán hết số bánh còn trong giỏ, người lại mong mua được thêm một ít chai lọ hay giấy vụn nữa; cũng là để kiếm thêm chút tiền cho Tết thêm tươm tất.

Sẵn sàng cho đêm lễ hội giao thừa chào Xuân Ất Mùi 2015

(GLO)- Đồng hồ đang hoàn tất những vòng quay cuối cùng trong năm cũ, không khí xuân mới đã tràn trên khắp nẻo đường, mái nhà và trong niềm vui hân hoan của mỗi người. Như mọi năm, lễ hội giao thừa mừng Xuân mới-chương trình được mong đợi nhất chào đón giờ khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới-sẽ tiếp tục được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku.