Ăn Tết thời bao cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tết bây giờ, phần nhiều người ta nghĩ đến chuyện chơi hơn là ăn vì ngày nào cũng thịt cá, bánh trái, liên hoan nhậu nhẹt có khác gì Tết đâu. Nhưng ngày trước thì khác, cái thời bao cấp ấy, thiếu đói quanh năm, Tết là dịp được ăn cơm không phải độn, ăn no. Có thịt cá, bánh mứt ít nhất là trong 3 ngày, sướng lắm, cả người lớn và trẻ con đều thích!
Tôi lớn lên trong thời bao cấp nên nhớ rất rõ. Nhiều chuyện kể ra lớp trẻ có khi không tin, nhưng đó là sự thật.
Thì chuyện ăn Tết nhé.
 Quầy bán tranh, hoa Tết thời bao cấp. Ảnh: K.N.B
Quầy bán tranh, hoa Tết thời bao cấp. Ảnh: internet
Thời bao cấp, thực phẩm được cấp phát theo chế độ tem phiếu nhưng chẳng bõ bèn. Ở nông thôn, tự cung tự cấp là chủ yếu. Dân phố thị vẫn tỵ, cho rằng dân nông thôn “có điều kiện” hơn ở khoản này. Để có miếng thịt heo ăn vào dịp Tết, mẹ tôi đã chuẩn bị từ trước đó cả nửa năm hay lâu hơn nữa. Trong lứa heo xuất chuồng, mẹ dành lại chú heo đẹt (vì bán cũng chẳng được mấy); chú heo này được bú sữa dồn, thức ăn thừa, phụ phẩm nông nghiệp rồi sẽ lớn, dành ăn Tết. Nhưng gia đình ăn Tết mà làm hẳn một con heo thì xóm giềng biết được sẽ nhỏ to, điều vào tiếng ra rằng nhà ấy giàu có nên mới dám hoang phí. Vì thế, gần Tết, cha tôi nhờ một người chú họ xa cùng nhau bắt trói, giết thịt heo thật nhanh, hạn chế tối đa tiếng heo kêu. Ông còn sai anh em tôi ra ngoài ngõ đứng canh, ai đến nhà thì bảo cha mẹ đi vắng cả, có việc gì xin nói ra, về thưa lại. Đến khổ. Cỗ thịt heo Tất niên như thế là rất to, được ăn thỏa thích.
Mà chăn nuôi hồi đó cũng rất tự nhiên, chẳng vắc xin phòng ngừa, tiêm thuốc chữa bệnh. Nuôi được gia súc, gia cầm tất cả trông nhờ vào “ông chuồng, bà chuồng” phù hộ. Heo gà chóng lớn, đàn phát triển chẳng dám mở lời khen, “miệng mắm miệng muối”, nhỡ… Tôi nhớ một năm, chú heo dành ăn Tết của gia đình chẳng may bị bệnh chết, gà vịt cũng toi. Người chị gái kề tôi nghỉ học sớm đi làm ở tổ hợp đan mây, được chia phần đâu chừng 2 kg thịt heo, cả nhà mừng lắm, đúng như câu “Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà”!
Thời bao cấp, lương thực thì do hợp tác xã nông nghiệp phân phối dựa theo công điểm hộ gia đình làm được, sau mùa thu hoạch. Dịp Tết, cứ theo nhân khẩu, hợp tác xã lại phân phối gạo nếp, đậu, đường… mỗi thứ một ít cũng chỉ gọi là có, để làm bánh mứt. Nhà tôi có hàng dừa độ 20 cây, đến tháng Chạp, những quả dừa khô được hái xuống, bóc tách vỏ, chất đống. Phiên chợ huyện cuối năm, cùng với dăm con gà vịt, buồng chuối già, mẹ tôi gánh dừa ra chợ bán lấy tiền sắm sanh thêm.
Trong số những món ăn ngày Tết hồi đó, đúng hơn là thức chấm, cũng phải nhắc đến món nước ruốc. Nó là phụ phẩm trong quá trình làm ra mắm ruốc, thức mặn nhà nhà đều có dành ăn dần trong năm. Bánh tráng, món khoái khẩu người dân Bình Định có tí nhân thịt mỡ, rau sống… chấm nước ruốc dằm ớt, nhai nhai nuốt nuốt cay hít hà ngon phải biết! Tôi tin, ai đã từng ăn hẳn sẽ nhớ, bởi hương vị dậy lên từ ký ức.
Ngày Tết, ngoài món tiền mừng tuổi của cha mẹ, trẻ con rất ít được lì xì. Đến chơi nhà, được người lớn nhón tay cho miếng mứt, cái bánh đã mừng rơn, khoanh tay lễ phép cảm ơn rồi tìm chỗ khác mà chơi.
Có dạo, hưởng ứng cuộc vận động xây dựng đời sống mới, Tết được rút xuống chỉ còn 2 ngày, đến mùng 3 Tết đã ra đồng. Thì cũng chỉ là hình thức thôi, chẳng ai mặn mà, vẫn phải làm theo, nhất loạt. Cánh đồng làng đang kỳ trải lá hẹ, lô nhô lốp nhốp phụ nữ khom lưng dùng tay cào cỏ, dặm lúa. Cũng chỉ là “diễn” thôi nên nắng chưa đủ nóng lưng họ đã rủ nhau lên bờ, bánh mứt mang theo mời nhau, còn có nghĩa khoe sự khéo tay của mình.
Gần đến Tết tự dưng ngồi nhớ, lại thấy rưng rưng!
Nguyễn Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Ngoảnh nhìn cái Bính Thân 2016 vừa qua và cả nhiều cái Tết trước đó, hẳn chúng ta nhận ra không ít điều đã thay đổi cùng sự biến chuyển của dòng chảy thời gian. Nhiều điều cũ dần mất đi, nhiều điều mới lại đến. Tết chưa bao giờ hết ý nghĩa, chỉ có cách chúng ta đón nhận Tết là đã khác đi nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.
Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

(GLO)- Nhân dịp Tết Bính Thân 2016, huyện Chư Pưh đã trao quà Tết của Chủ tịch nước và UBND tỉnh Gia Lai cho 1.079 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng số tiền 135 triệu đồng.
Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

(GLO)- Lượng người đổ về chợ trung tâm huyện Chư Sê khá tấp nập trong ngày cuối năm. Đặc biệt, chợ hoa Chư Sê ngày giáp Tết nhộn nhịp người dân đến xem và chọn cho mình những chậu hoa ưng ý với giá cả hợp lý hơn để về vui Xuân, đón Tết.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

(GLO)- Tối 7-2 ( 29Tết), đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm công nhân và chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Gia Lai.
Chợ quê ngày giáp Tết

Chợ quê ngày giáp Tết

(GLO)- Đến với chợ quê những ngày giáp Tết Bính Thân, ngay lối vào chợ chúng tôi đã thấy bày bán la liệt những hàng thờ cúng, những bó cúc vàng ươm, những nải chuối xanh, lá gói bánh chưng cùng những nụ cười tươi rói như nhắc Tết đang đến thật gần.
Hân hoan chào đón năm mới

Hân hoan chào đón năm mới

(GLO)- Những ngày cuối năm, Phố núi Pleiku trở nên nhộn nhịp bởi tiếng nhạc chào đón năm mới hòa cùng dòng người tấp nập trên đường, ai cũng có những dự định riêng nhưng điều chung một mục đích là chuẩn bị đón năm mới. Các tuyến phố, hay các công viên, quán cà phê, nhà hàng… được trang hoàng rực rỡ với cờ, hoa, điện nhấp nháy đủ màu sắc báo hiệu năm mới đang chạm ngõ từng nhà.
Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

(GLO)- Nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí của nhân dân trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Công ty Điện lực Gia Lai (PCGL) đã chuẩn bị các phương thức vận hành cấp điện căn cứ theo thông số vận hành nguồn lưới hiện tại và dự báo nhu cầu tăng trưởng phụ tải.
Làm mới đồ đồng

Làm mới đồ đồng

(GLO)- Sau khi làm sạch các món đồ qua nước, anh bắt đầu bật mô tơ, dùng xút đồng quẹt lên phớt vải đánh bóng rồi đưa món đồ vào làm sạch từng góc cạnh. Sau cùng, đồ vật được lau lại một lần nữa với bột làm sáng để sáng bóng lên như mới.
Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

(GLO)- Mười mấy năm trước, khi thủ tục và phương tiện di chuyển trong khu vực còn khá nhiêu khê, tôi đã có một chuyến du khảo nhọc nhằn mà thú vị ở vài quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông. Và bất chợt nảy ra ao ước: Rồi đến một ngày, cộng đồng ASEAN sẽ thống nhất bỏ thủ tục visa nhập cảnh, thủ tục và phương tiện di chuyển nội vùng sẽ thông thoáng, thậm chí phát hành cả đồng tiền chung (như cộng đồng EU)…
Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

(GLO)- Kể từ chuyến thăm và làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Khanh năm 2003 cho đến chuyến thăm và làm việc của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tháng 10-2015, nhiều khó khăn, vướng mắc tại xã Kon Pne đã được tháo gỡ nhằm hướng đến mục tiêu biến vùng đất một thời là hậu cứ cách mạng này trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kbang.
Du lịch canh nông

Du lịch canh nông

(GLO)- Có người còn gọi là du lịch nông nghiệp, đây là một loại hình du lịch đang được ưa chuộng trên thế giới bởi thông qua du lịch người ta có thể xuất khẩu nông sản tại chỗ, đồng thời giới thiệu đến du khách những nét đẹp trong lao động, trong văn hóa vùng miền... Loại hình du lịch này đã được nhiều nước khai thác từ 2 thập kỷ cuối của thế kỷ XX như Thụy Điển, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...
Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

(GLO)- Với người Việt, bút là công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Bởi vậy, khai bút đầu xuân từ lâu đã trở thành một phong tục đầu năm của dân tộc, nó gắn chặt với việc học hành, tôn trọng sự học và sự sáng tạo, là một việc làm mang ý niệm tâm linh, ước mong một năm mới thành công, nhiều may mắn sẽ đến với ta và cả những người mà ta yêu quý.
Tết ở Vũng Chùa

Tết ở Vũng Chùa

(GLO)- Có mặt tại Vũng Chùa-Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)-nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào những ngày Tết Nguyên đán, dù thời tiết lạnh và mưa phùn nhiều nhưng dòng người đến viếng mộ Đại tướng vẫn rất tấp nập, bởi ai cũng muốn được tự tay thắp nén tâm nhang, dâng tặng những bó hoa cúc rực rỡ sắc màu và bày tỏ tấm lòng thành kính trước phần mộ người anh hùng dân tộc, suốt đời vì nước vì dân.
Mơ Tết về trên những vòng xe

Mơ Tết về trên những vòng xe

(GLO)- Pleiku những ngày áp Tết Nguyên đán. Hòa trong dòng người ngược xuôi, rộn ràng sắm Tết, tôi vẫn bắt gặp bên phố hình ảnh của những tấm lưng thấm đượm mồ hôi, nhẫn nại đẩy chiếc xe đạp chất đầy hàng hóa, người mong bán hết số bánh còn trong giỏ, người lại mong mua được thêm một ít chai lọ hay giấy vụn nữa; cũng là để kiếm thêm chút tiền cho Tết thêm tươm tất.
Sẵn sàng cho đêm lễ hội giao thừa chào Xuân Ất Mùi 2015

Sẵn sàng cho đêm lễ hội giao thừa chào Xuân Ất Mùi 2015

(GLO)- Đồng hồ đang hoàn tất những vòng quay cuối cùng trong năm cũ, không khí xuân mới đã tràn trên khắp nẻo đường, mái nhà và trong niềm vui hân hoan của mỗi người. Như mọi năm, lễ hội giao thừa mừng Xuân mới-chương trình được mong đợi nhất chào đón giờ khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới-sẽ tiếp tục được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku.