Campuchia chỉ ra âm mưu chống phá chính phủ của thủ tướng Hun Manet

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 13/8, truyền thông Campuchia đưa tin Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary lên án mạnh mẽ hành động của một số đối tượng ở nước ngoài với ý đồ gây bất ổn đất nước nhằm lật đổ Chính phủ do Thủ tướng Hun Manet lãnh đạo.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary. Ảnh: VOV

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary. Ảnh: VOV

Kêu gọi người dân cảnh giác với những hành động sai trái mang động cơ chính trị, đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý những kẻ phá hoại, Chủ tịch Quốc hội Campuchia nêu rõ các hoạt động chống phá gồm: phát tán thông tin mang tính kích động và sai sự thật, lên kế hoạch thành lập chính phủ trái phép nhằm lật đổ Chính phủ Hoàng gia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Hun Manet với 82% cử tri ủng hộ trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa 7 năm 2023 tự do và công bằng.

Bà Sudary nhấn mạnh rằng, những hành động này không chỉ vi phạm Hiến pháp Campuchia, mà còn đi ngược lại ý nguyện của người dân, đe dọa thành quả hòa bình và phát triển mà nhiều thế hệ đã nỗ lực hy sinh mới có được.

Trước đó trong tuyên bố ngày 12/8, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã cảnh báo rằng mọi ý đồ lật đổ chính phủ thông qua những hành động phi pháp đều sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm khắc.

Các lực lượng quân đội, cảnh sát, hiến binh Campuchia đều tuyên bố khẳng định trung thành và cam kết bảo vệ Chính phủ Hoàng gia trước những lời kích động bạo loạn từ các nhóm hoạt động người Campuchia ở nước ngoài.

Bộ Quốc phòng Campuchia cho rằng hiện không có thế lực thù địch nào trong nước có thể đe dọa an ninh và lợi ích đất nước. Tuy nhiên hoạt động của những phần tử chống phá từ nước ngoài muốn gây chia rẽ giữa Campuchia và các nước láng giềng hoặc với các nước khác vẫn diễn ra.

Cùng với Chủ tịch thượng viện Hun Sen, Thủ tướng Hun Manet khẳng định cam kết không để chủ nghĩa cực đoan đe dọa hòa bình và hòa hợp tại Campuchia. Ông nhấn mạnh chính sách của Chính phủ là ngăn ngừa và xóa bỏ các quan điểm cực đoan hoặc mang tính phân biệt đối xử về chính trị hay tôn giáo có thể phá hoại hòa bình và thống nhất của đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

(GLO)- Ngày 19-2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội vẫn giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, trừ một số đơn vị hành chính cụ thể do Quốc hội quyết định.

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

(GLO)- Ngày 14/2, tại thành phố Mumich, Đức đã diễn ra hội nghị an ninh toàn cầu kéo dài trong 3 ngày, với sự tham gia của nhiều nhân vật hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới. Theo CNN, nhà chức trách Đức đã tăng cường ít nhất 5.000 cảnh sát để đảm bảo an ninh sự kiện này.