Bàn giải pháp kết nối với doanh nghiệp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 26-4, Trường Cao đẳng Gia Lai tổ chức hội thảo đào tạo kết nối với doanh nghiệp để tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, các doanh nghiệp và đại diện một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Tại hội thảo, đại diện các sở, ban, ngành, chính quyền, địa phương, doanh nghiệp đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo và tạo việc làm cho lao động, nhất là thanh niên DTTS.

Hiện nay, lực lượng lao động tỉnh Gia Lai từ 15 tuổi trở lên là 929.693 người, chiếm 58,43% dân số toàn tỉnh. Hàng năm, toàn tỉnh có hơn 25.000 lao động bước vào tuổi lao động cần giải quyết việc làm, trong đó lao động DTTS chiếm đến 70%. Trường Cao đẳng Gia Lai mong muốn trao đổi một số giải pháp để có thể tạo mối quan hệ giữa Nhà nước-cơ sở đào tạo-doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên DTTS. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và yêu cầu về nhân lực ngày càng cao, việc kết nối đào tạo với doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để tạo ra cơ hội việc làm cho thanh niên DTTS.

Thạc sĩ Phạm Văn Điều-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đinh Yến

Thạc sĩ Phạm Văn Điều-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đinh Yến

Phát biểu tại hội thảo, Thạc sĩ Phạm Văn Điều-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai-nhấn mạnh: “Trong kết nối đào tạo nghề cho lao động DTTS, nhà trường sẽ nắm được thông tin từ doanh nghiệp về nhu cầu việc làm, quy trình sản xuất đang áp dụng, từ đó sẽ điều chỉnh mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra cho người lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đặt hàng cho nhà trường, cùng với nhà trường nghiên cứu, sản xuất, phát triển các sản phẩm mới phục vụ thị trường. Đối với người học được tiếp cận với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, giúp cho người học, nhất là thanh niên DTTS nhanh chóng hình thành những kỹ năng cần thiết, phù hợp với vị trí việc làm tại doanh nghiệp. Nhờ vậy, chất lượng và hiệu quả của hệ thống đào tạo được nâng cao, tránh lãng phí về đầu tư cho đào tạo nghề.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các chủ đề như cách thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp và địa phương trong việc phát triển các chương trình đào tạo có tính ứng dụng cao; tạo ra các chương trình thực tập và học nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động địa phương.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Đinh Yến

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Đinh Yến

Hội thảo kết thúc với cam kết của các bên tham gia là tiếp tục hợp tác và thúc đẩy việc kết nối giữa đào tạo và doanh nghiệp, địa phương để tạo việc làm cho lao động DTTS của tỉnh trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.