Bàn giải pháp kết nối với doanh nghiệp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 26-4, Trường Cao đẳng Gia Lai tổ chức hội thảo đào tạo kết nối với doanh nghiệp để tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, các doanh nghiệp và đại diện một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Tại hội thảo, đại diện các sở, ban, ngành, chính quyền, địa phương, doanh nghiệp đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo và tạo việc làm cho lao động, nhất là thanh niên DTTS.

Hiện nay, lực lượng lao động tỉnh Gia Lai từ 15 tuổi trở lên là 929.693 người, chiếm 58,43% dân số toàn tỉnh. Hàng năm, toàn tỉnh có hơn 25.000 lao động bước vào tuổi lao động cần giải quyết việc làm, trong đó lao động DTTS chiếm đến 70%. Trường Cao đẳng Gia Lai mong muốn trao đổi một số giải pháp để có thể tạo mối quan hệ giữa Nhà nước-cơ sở đào tạo-doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên DTTS. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và yêu cầu về nhân lực ngày càng cao, việc kết nối đào tạo với doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để tạo ra cơ hội việc làm cho thanh niên DTTS.

Thạc sĩ Phạm Văn Điều-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đinh Yến

Thạc sĩ Phạm Văn Điều-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đinh Yến

Phát biểu tại hội thảo, Thạc sĩ Phạm Văn Điều-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai-nhấn mạnh: “Trong kết nối đào tạo nghề cho lao động DTTS, nhà trường sẽ nắm được thông tin từ doanh nghiệp về nhu cầu việc làm, quy trình sản xuất đang áp dụng, từ đó sẽ điều chỉnh mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra cho người lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đặt hàng cho nhà trường, cùng với nhà trường nghiên cứu, sản xuất, phát triển các sản phẩm mới phục vụ thị trường. Đối với người học được tiếp cận với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, giúp cho người học, nhất là thanh niên DTTS nhanh chóng hình thành những kỹ năng cần thiết, phù hợp với vị trí việc làm tại doanh nghiệp. Nhờ vậy, chất lượng và hiệu quả của hệ thống đào tạo được nâng cao, tránh lãng phí về đầu tư cho đào tạo nghề.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các chủ đề như cách thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp và địa phương trong việc phát triển các chương trình đào tạo có tính ứng dụng cao; tạo ra các chương trình thực tập và học nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động địa phương.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Đinh Yến

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Đinh Yến

Hội thảo kết thúc với cam kết của các bên tham gia là tiếp tục hợp tác và thúc đẩy việc kết nối giữa đào tạo và doanh nghiệp, địa phương để tạo việc làm cho lao động DTTS của tỉnh trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.