Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.

Vốn sinh ra trong gia đình nông dân nên ông Thơnh sớm hình thành đức tính chăm chỉ, siêng năng lao động để không rơi vào cảnh đói nghèo. Vợ chồng ông sinh được 4 người con, tất cả đều đã lập gia đình, có việc làm ổn định. Ngoài canh tác gần 2 ha cây trồng các loại, ông Thơnh còn chăn nuôi heo, gà, kinh doanh cây bời lời và buôn bán tạp hóa.

Gia đình ông sống gắn bó với cộng đồng và đặc biệt thương người khó nhọc. Thấy bà Rơ Châm H’Mlo (78 tuổi) là người già neo đơn, gia đình ông thường xuyên qua lại, hỗ trợ lương thực, thực phẩm. Ông cũng sẵn sàng hỗ trợ ngày công cho chị Ksor H’Phich di dời tường rào, cổng ngõ để mở rộng đường làng. Cũng chính ông tham gia hòa giải thành công vụ tranh chấp đất vườn cà phê giữa 2 ông Ksor Bi và Rơ Châm Hơk.

“Làng Nang có nhiều người từ nơi khác đến lập nghiệp, với nhiều dân tộc, tôn giáo. Thế nhưng đã ở đây thì phải sống và làm việc theo hương ước của làng, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Các phong trào đều phải tham gia và đi đầu thực hiện. Nhà nào siêng năng, chịu khó bảo ban nhau làm ăn, chấp hành quy định thì có cuộc sống ấm no, buôn làng yên ổn”-ông Thơnh khẳng định.

14.jpg
Ông Rơ Châm Thơnh (ở làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) vui mừng khi được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trao tặng Bằng khen. Ảnh: H.C

Với sự đóng góp tích cực của ông Rơ Châm Thơnh, làng Nang ngày càng đổi mới, 15 năm liên tiếp được công nhận làng văn hóa. Làng hiện có hơn 240 hộ với hơn 1.000 khẩu, trong đó, khoảng 70% là người Jrai. Nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng, đường làng ngõ xóm… ngày càng khang trang. Đáng chú ý, nhiều gia đình làm ăn khá giả đã xây được nhà to, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Các hoạt động vào dịp lễ, Tết, hội họp, gặp mặt, giao lưu văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao, mừng thọ... đều được làng duy trì và phát huy.

Chị Ksor H’Lướt chia sẻ: “Dân làng mình bây giờ khá hơn trước rất nhiều. Cùng với Ban Nhân dân, Ban Công tác Mặt trận và đoàn thể, ông Thơnh đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động bà con xây dựng khối đoàn kết, giúp nhau làm ăn, xóa đói giảm nghèo. Ông Thơnh nói được làm được nên bà con ai cũng kính trọng, nghe và làm theo ông”.

Nhận xét về ông Rơ Châm Thơnh, Chủ tịch UBND xã Ia Sao Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Gia đình ông Thơnh đạt danh hiệu văn hóa tiêu biểu từ năm 2009 đến nay. Ông Thơnh không chỉ giỏi làm ăn mà còn giỏi vận động, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết. Mỗi khi làng, xã phát động phong trào, ông đều đi đầu thực hiện và kêu gọi mọi người làm theo rất hiệu quả”.

Với những đóng góp nổi bật, ông Rơ Châm Thơnh vinh dự được các cấp, các ngành tuyên dương, khen thưởng; trong đó có bằng khen do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư giai đoạn 2020-2022.

Có thể bạn quan tâm

“Nơi học nghề làm người”

“Nơi học nghề làm người”

(GLO)-Buổi chiều muộn cuối tháng 4 vừa qua, tôi đang dọn dẹp vài thứ lặt vặt trong nhà chuẩn bị đón mừng lễ 30-4 và 1-5 thì điện thoại reo. Tôi nghe máy, giọng anh bạn già Bùi Quốc Trưởng từ Hà Nội vang lên: “Mấy anh em Gia Lai đang tụ tập ở nhà của anh Phạm Trung Đỉnh ăn mừng chiến thắng đây”.

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, xã biên giới Ia Chía (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.