Gương sáng xây dựng nông thôn mới ở Hle Hlang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Đinh Văn Mlơn và ông Đinh Bar (cùng trú tại làng Hle Hlang) đã có những đóng góp tích cực trên hành trình đưa xã Yang Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) về đích nông thôn mới (NTM).

Làng Hle Hlang có 163 hộ với 684 nhân khẩu. Trước đây, đường nội làng nhỏ hẹp, thậm chí nhiều khu vực chưa có đường giao thông. Tuyến đường vào khu sản xuất của người dân cũng chưa được bê tông hóa khiến việc đi lại, vận chuyển nông sản gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa.

guong-sang-xay-dung-nong-thon-moi-o-hle-hlang-dd.jpg
Ông Đinh Văn Mlơn (bìa trái) tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ môi trường sống. Ảnh: R.H

Năm 2018, với cương vị là Phó Trưởng thôn, ông Mlơn tổ chức họp dân để tuyên truyền về lợi ích của việc làm đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, công tác vận động hiến đất ban đầu gặp không ít khó khăn. Nhiều người dân không ủng hộ vì diện tích đất ở hạn chế, mặt khác một số gia đình đã xây hàng rào kiên cố nên không muốn tháo dỡ.

Trước tình hình đó, ông Mlơn đã tiên phong hiến 347 m2 đất để làm đường, tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng. Từ sự đi đầu của ông, 81 hộ dân trong làng đã tự nguyện hiến gần 17.908 m2 đất để phục vụ việc mở rộng, nâng cấp đường giao thông. Bên cạnh đó, bà con còn đóng góp 2.678 ngày công, chung tay chỉnh trang nhà cửa, làm đường, phát dọn vệ sinh, trồng hoa tại cổng ngõ và xây dựng nhà rông.

“Trước đây, đường nội làng chỉ rộng khoảng 1-2 m, nay mở rộng lên 5 m (riêng mặt đường bê tông 3 m). Vào mùa thu hoạch nông sản, việc giao thương và đi lại của người dân khá thuận lợi. Không chỉ phục vụ sản xuất, con đường còn giúp các cháu học sinh đến lớp dễ dàng”-ông Mlơn phấn khởi nói.

Ngoài việc tích cực trong hiến đất làm đường, ông Mlơn còn tuyên truyền người dân bảo vệ môi trường, vận động bà con chuyển sang nuôi nhốt gia súc để bảo đảm vệ sinh, hiệu quả và quản lý tốt hơn.

2h-8137.jpg
Ông Đinh Bar giới thiệu về ngôi nhà rông của làng. Ảnh: R.H

Dẫn chúng tôi tham quan nhà rông của làng, ông Đinh Bar cho biết: Ông là đảng viên, từng giữ vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Hle Hlang từ năm 2010 đến 2019. Đảng viên phải là người đi trước nên ông luôn tận tụy với cộng đồng, từ vận động sửa chữa nhà rông, hiến đất làm đường, phát triển kinh tế đến xóa bỏ tập tục lạc hậu.

Nhà rông của làng Hle Hlang được xây dựng từ năm 1991. Qua thời gian, công trình này xuống cấp, ảnh hưởng đến việc tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt cộng đồng và lễ hội truyền thống. Năm 2018, ông Bar đứng ra vận động dân làng chung tay đóng góp kinh phí để sửa chữa nhà rông. Sau khi họp bàn, dân làng thống nhất mỗi nhân khẩu đóng góp 500 ngàn đồng để mua vật liệu. Tuy nhiên, khi triển khai, một số hộ chần chừ không muốn đóng góp.

Ông Đinh Bar phải đến từng nhà vận động, giải thích về sự cần thiết của nhà rông đối với cộng đồng; đồng thời, tranh thủ thời điểm người dân thu hoạch nông sản để kêu gọi đóng góp kinh phí. Với sự kiên trì, ông đã thuyết phục được toàn bộ dân làng chung tay đóng góp với tổng số tiền lên đến 1 tỷ đồng. Sau khi có kinh phí, làng tiến hành mua vật liệu và huy động bà con đóng góp ngày công để sửa chữa nhà rông. Chỉ trong vòng 2 tháng, công trình đã hoàn thành.

“Nhà rông là nơi tổ chức các cuộc họp và diễn ra các lễ hội của cộng đồng. Vì vậy, việc sửa chữa nhà rông không chỉ giữ gìn một công trình kiến trúc mà còn là bảo tồn nét đẹp truyền thống”-ông Đinh Bar khẳng định.

Không dừng lại ở đó, ông Bar còn tích cực hiến đất làm đường. Năm 2018, dù gia đình đông con, đất ở ít nhưng khi có chủ trương làm đường giao thông nội làng, ông đã hiến 400 m2 đất để mở đường. Vào năm 2007, khi làm đường Trường Sơn Đông, ông cũng đã hiến 90 m2 đất.

Ngoài ra, ông Bar cũng là người Bahnar đầu tiên trồng mía ở làng Hle Hlang. Năm 1983, ông bắt đầu trồng vài sào mía và chế biến đường thủ công để bán. Năm 2000, ông tích cực khai hoang đất đai, mở rộng diện tích canh tác. Thời điểm đó, trong khi hầu hết dân làng trồng bắp, mì thì ông vẫn trồng mía. Vài năm sau, giá mía tăng cao giúp ông có thu nhập ổn định. Hiện nay, sau khi chia đất cho 4 người con (mỗi người hơn 1 ha), ông vẫn còn sở hữu 2 ha đất trồng mía.

Thấy ông Bar trồng mía có lãi, người dân hào hứng làm theo. Ông tiếp tục khuyến khích bà con chăn nuôi bò, heo để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, làng Hle Hlang chỉ còn 10 hộ nghèo.

Ông Bar cũng tích cực tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đặc biệt là quan niệm về “ma lai”, “thuốc thư”. Năm 2018, ông được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Mặt trận.

Nhận xét về các ông Đinh Văn Mlơn và Đinh Bar, Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Văn Brơn khẳng định: Ông Mlơn và ông Bar là những tấm gương điển hình trong xây dựng NTM ở địa phương. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và người dân, trong đó có 2 ông Đinh Văn Mlơn và Đinh Bar, cuối năm 2020, làng Hle Hlang cùng xã Yang Trung đã về đích NTM.

Năm 2023, ông Mlơn và ông Bar đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xây dựng NTM trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2018 đến năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

(GLO)- Nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” cho người nghèo, thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Gia Lai đã huy động sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng những căn nhà chữ thập đỏ, mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình.

Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho công nhân ngành điện

Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho công nhân ngành điện

(GLO)- Nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống khẩn cấp cho công nhân, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra, từ đầu năm đến nay, điện lực các địa phương tại Gia Lai đã đồng loạt ra quân diễn tập phòng-chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

(GLO)- Chiều 4-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Yên Đỗ (TP. Pleiku) tổ chức ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Đại hội Đảng các cấp.