Chư Răng phát huy sức mạnh tập thể trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bằng nhiều cách làm sáng tạo, gắn liền với lợi ích người dân, xã Chư Răng (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã phát huy được sức mạnh tập thể trong thực hiện các công trình, phần việc, phấn đấu về đích nông thôn mới (NTM) trong năm 2025.

Chú trọng phát triển kinh tế tập thể

Xác định kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, hơn 1 năm qua, Hội Nông dân xã Chư Răng đã thành lập 3 tổ hội nghề nghiệp gồm: Tổ hội nghề nghiệp trồng mía thôn Voòng Boong, Tổ hội nghề nghiệp trồng mía thôn Đoàn Kết và Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thôn Plei Du.

Các tổ hội hoạt động theo nguyên tắc “5 tự, 5 cùng”: tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm và cùng lĩnh vực lao động, cùng chịu trách nhiệm, cùng mối quan tâm, cùng có sự sẻ chia, cùng hưởng lợi.

chu-rang-phat-huy-suc-manh-tap-the-dd.jpg
Hội Nông dân xã Chư Răng ra mắt mô hình Tổ hội nghề nghiệp trồng mía thôn Voòng Boong nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, chung tay xây dựng nông thôn mới. Ảnh: V.C

Chị Trần Thị Thu-Chủ tịch Hội Nông dân xã-thông tin: Xã hiện có 5 tổ hội nghề nghiệp và 1 chi hội nghề nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực như: trồng mía, trồng lúa, chăn nuôi bò sinh sản, chăn nuôi heo rừng lai.

Thời gian tới, Hội tiếp tục ra mắt Tổ hội nghề nghiệp trồng mì thôn Plei Du. Theo quy chế, mỗi tháng, các tổ hội nghề nghiệp tổ chức sinh hoạt 1 lần để trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất.

Nhằm tạo điều kiện cho các chi, tổ hội phát triển, Hội Nông dân xã phối hợp với Hội Nông dân huyện giải ngân 500 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện cho 22 hội viên thuộc 2 tổ hội nghề nghiệp trồng mía và nuôi heo rừng lai vay trong thời gian 2 năm. Từ nguồn vốn này, các hội viên đầu tư sửa chữa, mở rộng chuồng trại và tăng đàn để phát triển kinh tế.

Anh Nguyễn Văn Mạnh (thôn Bình Hòa) chia sẻ: Tham gia Tổ hội nghề nghiệp nuôi heo rừng lai, anh cùng các thành viên được tham gia các lớp tập huấn, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn heo. Được vay 20 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, anh mua thêm 4 con heo rừng lai về nuôi.

“Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhu cầu thị trường tăng cao, gia đình xuất chuồng hơn chục con, thu về lợi nhuận đáng kể. Các thành viên trong tổ nhắc nhở nhau tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo đàn heo phát triển khỏe mạnh”-anh Mạnh phấn khởi nói.

Trên cơ sở các chi, tổ hội nghề nghiệp, cuối năm 2022, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất đã được thành lập. Năm 2024, Hợp tác xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Lê Văn The-Giám đốc Hợp tác xã-thông tin: “Mô hình đã giúp thay đổi nhận thức, thói quen trong sản xuất nông nghiệp của người dân, tạo ra sản phẩm lúa gạo có sức cạnh tranh cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Với giá bán vụ vừa rồi là 7.000 đồng/kg lúa khô, sau khi trừ chi phí, người dân lãi 34-40 triệu đồng/ha”.

Toàn dân chung tay xây dựng NTM

2vc.jpg
Lực lượng dân quân xã Chư Răng ra quân hỗ trợ người dân xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ảnh: ĐVCC

Để chương trình xây dựng NTM có sức lan tỏa, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình đến mọi tầng lớp nhân dân; qua đó, người dân hiểu được quyền lợi, trách nhiệm trong xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, Mặt trận tích cực hướng dẫn các tổ chức, đoàn thể đẩy mạnh triển khai các mô hình “Dân vận khéo” để huy động sự chung tay của toàn xã hội trong xây dựng NTM.

Trong đó, Đoàn xã triển khai mô hình “Đường cờ Tổ quốc” tại thôn Plei Du; Hội Liên hiệp phụ nữ xã ra mắt “Con đường hoa” thôn Bình Hòa; Hội Nông dân xã ra mắt “Công trình thắp sáng đường quê” tại thôn Voòng Boong. Nhờ vậy, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, vệ sinh môi trường đảm bảo sáng-xanh-sạch-đẹp.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Trần Văn Tân nhấn mạnh: Với vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, người dân không chỉ tham gia ở phương diện tài chính mà ở mọi mặt của đời sống như hiến đất, đóng góp ngày công làm đường giao thông nông thôn, tự nguyện xây dựng nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh, di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn, tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm… Người dân trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát đảm bảo các công trình triển khai minh bạch, đảm bảo chất lượng.

3vuchi.jpg
Từ chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo xã Chư Răng ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Vũ Chi

“Hiện toàn xã có 25 hộ thuộc diện xóa nhà tạm, dột nát. Ngày 10-2 vừa qua, xã đã khởi công xây dựng 2 căn nhà. Để nâng cao chất lượng công trình, xã huy động sự vào cuộc của tất cả ban, ngành, đoàn thể xã, hệ thống chính trị thôn, bà con lối xóm hỗ trợ ngày công”-ông Tân thông tin thêm.

Ông Nguyễn Hữu Thành-Chủ tịch UBND xã Chư Răng-cho hay: Thực hiện chương trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền địa phương đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận trong triển khai các công trình, phần việc cụ thể.

Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn xã ngày càng khang trang. 100% tuyến đường trục liên xã, liên thôn, nội thôn đều được nhựa hóa, bê tông kiên cố; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 11,19%; thu nhập bình quân đầu người 45,2 triệu đồng/năm… Đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM và đang chờ huyện, tỉnh đánh giá, thẩm định.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.