Nhiều chính sách hỗ trợ từ các thị trường xuất khẩu lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lao động về nghỉ phép được quay lại Hàn Quốc làm việc; gia hạn giấy phép làm việc cho lao động nước ngoài tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản áp dụng chính sách trợ cấp tiền, đổi tư cách lưu trú cho lao động nước ngoài bị ảnh hưởng do COVID-19… là những hỗ trợ từ các thị trường "truyền thống"của lao động Việt Nam.

Các thị trường
Các thị trường "truyền thống" như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản dành nhiều chính sách hỗ trợ cho lao động Việt Nam bị ảnh hưởng do dịch COVID-19



Lao động về nghỉ phép được quay lại Hàn Quốc làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa có thông báo về chính sách liên quan đến người lao động theo Chương trình EPS (visa E-9) về nước nghỉ phép trở lại Hàn Quốc được Bộ Việc làm và lao động Hàn Quốc ban hành.

Theo đó, người lao động E-9 về phép trước khi trở lại Hàn Quốc phải đến Văn phòng Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) ở nước phái cử để xin “Giấy xác nhận địa điểm tự cách ly”. Để được cấp giấy xác nhận này, người lao động E-9 trước khi nhập cảnh phải chủ động liên hệ với chủ sử dụng, người thân, Đại sứ quán… để chuẩn bị địa điểm tự cách ly tại Hàn Quốc, sau đó liên hệ với Văn phòng HRD ở nước phái cử. Văn phòng HRD ở nước phái cử sẽ lập danh sách người lao động và gửi về cho Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc để xác minh địa điểm tự cách ly.

Nếu địa điểm cách ly đáp ứng yêu cầu thì Văn phòng HRD ở nước phái cử cấp Giấy xác nhận địa điểm tự cách ly cho người lao động. Người lao động có Giấy xác nhận địa điểm tự cách ly sẽ được hỗ trợ để việc nhập cảnh được nhanh chóng. Người lao động không có Giấy xác nhận địa điểm tự cách ly có thể bị từ chối làm thủ tục lên máy bay hoặc khi nhập cảnh Hàn Quốc sẽ phải làm thêm nhiều thủ tục xác minh và có thể bị từ chối cho nhập cảnh nếu không có địa điểm tự cách ly phù hợp.

Trong trường hợp người lao động không thể xin được Giấy xác nhận địa điểm tự cách ly vì lý do khách quan (như lịch bay gấp), khi làm thủ tục nhập cảnh tại Hàn Quốc sẽ được cán bộ của Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc hỗ trợ xác minh địa điểm tự cách ly. Nếu địa điểm tự cách ly không đáp ứng tiêu chuẩn, người lao động có thể được bố trí cách ly tại địa điểm cách ly tập trung của địa phương. Nếu người lao động từ chối cách ly tập trung tại địa phương thì phải đưa ra được địa điểm tự cách ly khác phù hợp. Cơ quan chức năng của Hàn Quốc sẽ xác minh và cho phép người lao động nhập cảnh nếu địa điểm tự cách ly đó phù hợp.

Người lao động sẽ phải trả chi phí (khoảng 100.000 won/ngày) khi được cách ly tại địa điểm cách ly tập trung tại địa phương hoặc chuyên dùng cho lao động E-9. Đối với một số trường hợp người lao động gặp khó khăn về tài chính, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đang cân nhắc để cho những lao động này vay không lãi suất để chi trả chi phí cách ly từ nguồn tiền lãi của bảo hiểm mãn hạn xuất cảnh và bảo hiểm chi phí hồi hương chưa được chi trả, hiện đang được Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc quản lý.

Đài Loan (Trung Quốc) gia hạn giấy phép làm việc cho lao động nước ngoài

Để giảm bớt lượng người xuất cảnh, từ 17/3/2020 đến 17/6/2020 người lao động nước ngoài tại Đài Loan (Trung Quốc) là: Thuyền viên tàu cá xa bờ, khán hộ công và giúp việc gia đình, lao động trong các công trình xây dựng trọng điểm hay các ngành phát triển kinh tế do chính phủ chỉ định thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 đến 10 mục 1 Điều 46 Luật Dịch vụ việc làm, nếu chưa thể xuất cảnh, chưa làm thủ tục gia hạn hợp đồng mới hoặc chuyển chủ theo quy định thì chủ sử dụng có thể xin giấy phép tuyển dụng tiếp lao động với thời gian 3 tháng hoặc 6 tháng.

Để tránh phát sinh tranh chấp, khi xin giấy phép tuyển dụng tiếp 3 tháng hoặc 6 tháng trên, ngoài hồ sơ theo quy định hiện hành cần có văn bản xác nhận của người lao động về việc đã hiểu rõ và đồng ý về thời gian gia hạn thêm.

Trong thời gian gia hạn thêm 3 tháng hoặc 6 tháng đối với lao động cũ, chủ sử dụng không được tiếp nhận hoặc thuê lao động nước ngoài mới khác. Sau khi hết hạn giấy phép 3 tháng hoặc 6 tháng này, việc đăng ký tuyển lao động nước ngoài của chủ sử dụng thực hiện theo quy định hiện hành.

Trong trường hợp tình hình dịch bệnh chấm dứt hoặc giảm xuống, các chuyến bay về nước của người lao động hoạt động trở lại, nếu người lao động muốn về nước trước khi hết hạn giấy phép gia hạn nêu trên, thì thủ tục xác nhận chấm dứt hợp đồng vẫn phải thực hiện theo quy định hiện hành thì chủ sử dụng mới có thể làm thủ tục đăng ký tuyển lao động nước ngoài mới.

Nhật Bản hỗ trợ lao động nước ngoài bị ảnh hưởng do COVID-19

Để hỗ trợ lao động nước ngoài duy trì cuộc sống và việc làm tại Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành và áp dụng một số chính sách trong thời gian dịch bệnh COVID-19 như: Trợ cấp nghỉ việc, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp sinh hoạt hoặc chuyển đối tư cách lưu trú khi thực tập sinh bị nghỉ việc tạm thời, mất việc làm hoặc không thể về nước trong thời gian này.

Những lao động/thực tập sinh bị nghỉ việc tạm thời do doanh nghiệp tiếp nhận thu hẹp sản xuất bởi ảnh hưởng của COVID-19 sẽ được chính phủ Nhật Bản trợ cấp nghỉ việc tạm thời với mức trợ cấp từ 6.815 - 8.330 yên/người/ngày. Khoản tiền hỗ trợ nêu trên sẽ được Chính phủ Nhật Bản cấp cho doanh nghiệp tiếp nhận để hỗ trợ trả lương cho lao động/thực tập sinh.

Đối với lao động/thực tập sinh bị mất việc do doanh nghiệp tiếp nhận phá sản bởi ảnh hưởng của COVID-19 sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp từ chính phủ Nhật Bản với mức trợ cấp từ 6.815 - 8.330 yên/ngày, thời gian nhận trợ cấp trong khoảng từ 90 -150 ngày tùy theo độ tuổi. Điều kiện để nhận được khoản trợ cấp này, trước đó người lao động/thực tập sinh cần tham gia bảo hiểm tuyển dụng. Để làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động/thực tập sinh lấy giấy chứng nhận thất nghiệp từ doanh nghiệp tiếp nhận cũ và nộp hồ sơ làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm Của chính phủ Nhật Bản (tổ chức Hello Work).

Tổng Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản cũng đã cho phép lao động/thực tập sinh nước ngoài đã hết thời hạn lưu trú nhưng không thể về nước do hạn chế số lượng chuyến bay từ Nhật Bản được phép chuyển đối tư cách lưu trú thành “khách du lịch ngắn hạn” có thời gian lưu trú tối đa 90 ngày và không được làm việc hoặc hoặc tư cách lưu trú “hoạt động đặc định” có thời gian lưu trú tối đa 90 ngày và được phép làm việc.

Theo Thu Cúc (chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear

Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear

(GLO)- Tiếp tục chuyến công tác tại Vương quốc Campuchia, sáng 10-4, Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai do đồng chí Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear nhân dịp Tết Cổ truyền Chol Chnam Thmay.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.