Hội thảo khoa học di tích lịch sử địa điểm thảm sát làng Bak năm 1962.

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 16-3, tại Nhà văn hóa xã Ia Phìn, UBND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử địa điểm thảm sát làng Bak năm 1962.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Chư Prông; các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử-văn hóa; các nhân chứng lịch sử.

Địa điểm thảm sát làng Bak (còn được viết theo nhiều cách khác nhau như “làng Bạc”, “làng Pak”…) năm 1962 là tên gọi chỉ sự kiện thảm sát của Mỹ-ngụy đối với nhân dân 2 làng Bak Ngó và Bak Yố trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Vào một đêm tháng 10-1962, Trung đội vũ trang của huyện 5 (huyện Chư Prông ngày nay) cùng lực lượng du kích địa phương đã bao vây, tấn công đồn Del. Ở bên trong, khi nghe hiệu lệnh, đồng bào nổi dậy phá bung 4 cửa ấp chiến lược, phá hàng rào, châm lửa đốt nhà rồi mang theo những thứ đã chuẩn bị sẵn chạy về làng cũ trong đêm. Đàn ông, thanh niên trốn ra rừng để tránh địch truy lùng khủng bố.

Trước sự đấu tranh quyết liệt của đồng bào, cùng với sự kiện đồn Del bị tấn công, kẻ địch đã điên cuồng xả súng, ném lựu đạn vào đám đông quần chúng làm 162 người chết và bị thương, trong đó có 96 phụ nữ và trẻ em. Có gia đình 5 người đều bị giết hại, có bà mẹ trên lưng địu con nhỏ bị đạn địch bắn xuyên qua ngực chết cả mẹ và con.

Ngay sau sự kiện này, một làn sóng tuyên truyền chống càn quét, sát hại, dồn dân lập ấp diễn ra rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh, từ đó thúc đẩy phong trào đấu tranh chống Mỹ-Ngụy phát triển thêm một bước mới.

Cuộc thảm sát làng Bak năm 1962 là một trong những sự kiện để lại nhiều đau thương, mất mát trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta trên địa bàn làng Bak nói riêng và cả nước nói chung.

Bà Siu H'Noanh-nhân chứng trong vụ thảm sát làng Bak đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Bà Siu H'Noanh-nhân chứng trong vụ thảm sát làng Bak đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Địa điểm xảy ra cuộc thảm sát làng Bak năm 1962 ngày nay được xác định là khu vực nhà mồ làng Bak, xã Ia Phìn. Việc lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân sự đóng góp, hy sinh của những người đã nằm xuống trong sự kiện làng Bak năm 1962.

Tại hội thảo, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học đã đóng góp một số ý kiến như: thống nhất về tên gọi di tích; các mốc thời gian, diễn biến chi tiết sự kiện; phạm vi và diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích… Qua nhiều ý kiến về tên gọi, hội thảo đã thống nhất tên gọi hồ sơ di tích là "Vụ thảm sát nhân dân làng Bak năm 1962". Các ý kiến được UBND huyện tổng hợp, bổ sung hồ sơ khoa học để trình UBND tỉnh xem xét, công nhận địa điểm thảm sát làng Bak năm 1962 là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 363/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 13 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.