Hội thảo khoa học di tích lịch sử "Chiến thắng cứ điểm 711-601 năm 1974"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 26-4, tại Hội trường 15-9 (thị trấn Chư Prông), UBND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Chiến thắng cứ điểm 711-601 năm 1974”.
Dự hội thảo có Trung tướng Khuất Duy Tiến-Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh Sư đoàn 320, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, Trưởng ban liên lạc Đại đoàn Đồng Bằng-Sư đoàn 320; ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Chư Prông; các nhà nghiên cứu; 60 cán bộ, cựu chiến binh Ban Liên lạc Đại đoàn Đồng Bằng, nhiều người từng tham gia chiến đấu ở cứ điểm này. 
Ảnh: Phan Lài
Trung tướng Khuất Duy Tiến phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phan Lài

Phát biểu tại hội thảo, Trung tướng Khuất Duy Tiến nhấn mạnh: "Với truyền thống “Trung đoàn giúp dân đánh giặc”, Trung đoàn Bộ binh 48 đã đánh thắng nhiều trận trên chiến trường Tây Nguyên. Trong đó, di tích “Chiến thắng cứ điểm 711-601 năm 1974” không những đánh dấu bước trưởng thành của các đơn vị mà còn cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quyết tâm giết giặc của quân và dân ta. Tôi rất vui mừng vì UBND huyện Chư Prông đã tổ chức hội thảo ý nghĩa này, lấy ý kiến để lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, là cơ hội để các cán bộ, cựu chiến binh từng chiến đấu ở cứ điểm được trở về thăm lại chiến trường xưa. Tôi mong các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các đơn vị có liên quan tạo điều kiện để di tích lịch sử “Chiến thắng cứ điểm 711-601 năm 1974” sớm được công nhận. Di tích sẽ giúp thế hệ mai sau hiểu và trân trọng quá khứ, nỗ lực trong học tập, lao động để đóng góp cho sự phát triển của quê hương". 

Theo hồ sơ, di tích "Chiến thắng cứ điểm 711-601 năm 1974" thuộc địa phận làng Siêu (nay thuộc thôn 4, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông). Tháng 11-1973, địch đã củng cố và xây dựng khu vực phòng ngự ở phía Tây Nam bao gồm cứ điểm Lệ Ngọc (nay thuộc làng Pó, xã Ia Kly, huyện Chư Prông) án ngữ trục đường 20 (nay là tỉnh lộ 663). Trên trục đường 21 từ căn cứ ở Phú Mỹ đến đồn Pleime, địch xây thêm cứ điểm 711-601 để tạo thành tuyến bảo vệ khu vực Tây Nam Pleiku và đường 14. Cứ điểm 711-601 có một vị trí chiến thuật khá lợi hại, cắt huyện 5 (cũ) của tỉnh Gia Lai thành 2 vùng Nam-Bắc. Tại cứ điểm này, trên 4 hướng, địch có thể phát hiện, ngăn chặn mọi hoạt động của ta. 
Các đại biểu tham quan thực địa di tích Chiến thắng cứ điểm 711-601 năm 1974 tại thôn 4, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông
Các đại biểu tham quan thực địa di tích "Chiến thắng cứ điểm 711-601 năm 1974" tại thôn 4 (xã Ia Tôr, huyện Chư Prông). Ảnh: Phan Lài
Trung đoàn Bộ binh 48 (thuộc Sư đoàn 320) được giao nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm này. Trung đoàn đã quyết định tổ chức thành 5 bộ phận tiến công đột phá, chặn viện từ xa, nghi binh dương công, hỏa lực và dự bị; tăng cường súng chống tăng B40, B41 cho các đơn vị, đề nghị pháo 85 mm bắn xe thiết giáp từ xa; các tổ diệt xe thiết giáp được tăng cường thêm mìn chống tăng, sẵn sàng đặt mìn chống tăng ở các vị trí mà xe thiết giáp chuyển vị trí hoặc rút chạy. Trong 2 ngày (15 và 16-4-1974), Trung đoàn Bộ binh 48 và các đơn vị đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm 711-601, tiêu diệt 82 biệt động quân, 1 chi đoàn 3 thiết giáp Thiết đoàn 19 và lực lượng chi viện. Trong trận này, ta tiêu diệt tại chỗ 341 tên địch, bắt sống 76 tên địch, bắn cháy và phá hủy 17 xe M113, 12 xe GMC và xe kéo pháo, bắn rơi 6 máy bay địch, thu 1 pháo 155 mm, 1 cối 106,7 mm và nhiều phương tiện chiến tranh. Về lực lượng của ta có 19 đồng chí hy sinh, bị thương 118 đồng chí. 
Chiến thắng của Trung đoàn Bộ binh 48 đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quyết tâm giết giặc, lập công giữ vững vùng giải phóng của quân và dân phía Tây Nam Gia Lai, tạo niềm tin vào ngày độc lập dân tộc. 
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Phan Lài
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Phan Lài
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về di tích như: tên gọi, địa điểm cụ thể, điều chỉnh một số thông tin liên quan đến di tích…
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể Thao và Du lịch tỉnh cho biết: Di tích "Chiến thắng cứ điểm 711-601 năm 1974" của Trung đoàn Bộ binh 48 là một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về những chiến công vang dội của quân và dân ta, cũng như tri ân những tấm gương hy sinh anh dũng cho quê hương đất nước. Trên cơ sở các ý kiến tại hội thảo, UBND huyện Chư Prông, tổ tư vấn cần tập hợp, chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, chậm nhất trong tháng 6-2022 phải có hồ sơ hoàn chỉnh để Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đề nghị UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh trong thời gian tới. 
Trước đó, các đại biểu đã tham quan thực địa di tích tại thôn 4 (xã Ia Tôr, huyện Chư Prông).
PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.