Hàng trăm người Rohingya vượt đường biển đến Indonesia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 200 người Rohingya đã cập bờ tại tỉnh Aceh, vào cuối tuần qua, theo thông tin từ một quan chức địa phương hôm 6/1.

phu-nu-ty-nan-rohingya-tham-gia-lop-hoc-lam-banh-o-malaysia-anh-icmc.jpg
Phụ nữ tỵ nạn Rohingya tham gia lớp học làm bánh ở Malaysia. Ảnh: ICMC

Đây là dấu hiệu cho thấy số lượng người Rohingya vượt biên bằng đường biển đến quốc gia Đông Nam Á này đang ngày càng gia tăng.

Người Rohingya, chủ yếu là người Hồi giáo đến từ Myanmar, được xem là cộng đồng không quốc tịch lớn nhất thế giới. Họ thường rời bỏ các trại tị nạn với điều kiện sống nghèo nàn trên những chiếc thuyền thô sơ để tìm đến Thái Lan, Indonesia hoặc Malaysia – các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn.

Hầu hết người Rohingya cố gắng đi thuyền đến Indonesia trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 5 khi gió nổi lên, cho phép những chiếc thuyền đông đúc di chuyển nhanh hơn.

Theo ông Miftach Tjut Adek, trưởng cộng đồng ngư dân ở Aceh, vào tối 5/1, hơn 200 người Rohingya đã đến khu vực West Peureulak thuộc Đông Aceh, trên đảo Sumatra ở phía tây Indonesia.

Một quan chức thuộc Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn(UNHCR) Faisal Rahman, cho biết cơ quan này đang phối hợp với chính quyền địa phương và đội ngũ của UNHCR đã tới West Peureulak để nắm tình hình và thảo luận cách giải quyết.

Vào tháng 10 và 11 năm ngoái, hơn 500 người Rohingya đã đến Indonesia bằng đường biển. Năm 2023, Indonesia ghi nhận hơn 2.000 người Rohingya đến nước này, vượt qua tổng số người tị nạn trong bốn năm trước đó, theo UNHCR.

Hiện tại, gần 1 triệu người Rohingya đang sống trong các trại tị nạn ở Bangladesh, nơi Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn, ông Filippo Grandi, gọi là "trại tị nạn nhân đạo lớn nhất thế giới".

Ở Myanmar, quốc gia với đa số dân là Phật giáo, người Rohingya bị coi là những người nhập cư bất hợp pháp từ Nam Á. Người Rohingya không được công nhận là công dân và thường xuyên bị phân biệt đối xử, ngược đãi.

Theo LHQ, người Rohingya đã trốn chạy khỏi nhiều đợt xung đột và bạo lực ở Myanmar. Làn sóng lớn nhất diễn ra vào tháng 8/2017, khi 742.000 người lánh nạn sang Bangladesh để tránh cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và các tay súng nổi dậy.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 363/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 13 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.