Hàng ngàn người Rohingya ở Myanmar chạy trốn phiến quân Arakan Army

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- The Guardian ngày 23/8 đưa tin hàng ngàn người Rohingya ở Myanmar buộc phải rời bỏ nhà cửa tìm đường lánh nạn trên những chiếc xuồng đầy nguy hiểm, khi các tay súng nổi dậy đột kích.
Các chiến binh thuộc lực lượng Ta'ang ở Myanmar. Ảnh: AFP

Các chiến binh thuộc lực lượng Ta'ang ở Myanmar. Ảnh: AFP

Phiến quân Arakan Army (AA) đã giành kiểm soát phần lớn bang Rakhine từ tay quân đội Myanmar, khiến cộng đồng người Rohingya thiểu số rơi vào khu vực kiểm soát của họ. AA nã pháo vào làng, buộc họ phải rời bỏ nhà cửa và gom đàn ông trong làng vào một khu vực tập trung.

Một quan chức Liên Hiệp Quốc ẩn danh cho biết chưa thể xác minh được con số chính xác, nhưng hàng ngàn người Rohingya đã chạy trốn khỏi các thị trấn Maungdaw và Buthidaung trong những tuần gần đây. Liên Hiệp Quốc cho biết đã có những nỗ lực của các nhà trung gian nhằm liên lạc với AA.

Liên quan, Bangladesh đã buộc nhiều xuồng di tản đến từ Myanmar chạy sang phía mình quay lại, nhưng lực lượng an ninh sở tại đang quá tải sau nhiều tuần bất ổn quanh việc cựu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức.

Người đứng đầu chính phủ lâm thời mới của Bangladesh, ông Muhammad Yunus, cho biết họ sẽ tiếp tục hỗ trợ người tị nạn.

Nội chiến giữa các chính phủ quân sự kế tiếp ở Myanmar và các đội quân dân tộc ở nước này đã dai dẳng trong nhiều thập kỷ. Nhưng đợt leo thang lần này diễn ra sau khi có phong trào phản kháng toàn quốc đối với cuộc đảo chính của quân đội Myanmar vào tháng 2/2021 lật đổ chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi.

Cuộc khủng hoảng ở Myanmar hậu đảo chính quân sự đã lên một nấc thang mới khi có đến 250 dân thường chết trong các cuộc biểu tình khi đụng độ với lực lượng an ninh nước này và có tới 2.200 người biểu tình khác bị bắt.

Ngày càng có nhiều các thành viên của Phong trào Bất tuân Dân sự (CDM) chống đối quân đội Myanmar tìm cách tị nạn ở vùng biên giới phía đông của Myanmar, cùng với các EAO – các lực lượng đã có thời gian dài chống lại nhà nước trung ương do quân đội chi phối. Các nhóm vũ trang này bao gồm Kayin, Kayah, Mon, và đặc biệt là Liên minh Quốc gia Karen (KNU).

Các trận chiến đã nổ ra hàng ngày giữa quân đội chính phủ và các nhóm kháng cự. Quân đội chính phủ đã tiến hành không kích hàng loạt các mục tiêu mà họ gọi là “khủng bố”, khiến nhiều người thương vong và khoảng 2 triệu người phải di tản.

Có thể bạn quan tâm

Ông Zelensky chấp nhận sự thật, tổng thống Mỹ và thủ tướng Đức đi nước cờ cuối

Ông Zelensky chấp nhận sự thật, tổng thống Mỹ và thủ tướng Đức đi nước cờ cuối

(GLO)- Mỹ và Đức là 2 nước ủng hộ mạnh mẽ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Khi Thủ tướng Scholz chuẩn bị hết nhiệm kỳ vào năm 2025, tương tự với tổng thống Mỹ Biden tới đây, nên quyết định gần đây của 2 nhà lãnh đạo có thể coi là nước cờ cuối trên bàn cờ sắp tàn.