Gia Lai: Quy định tiêu chí thành lập và chế độ cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- HĐND tỉnh vừa ban hành 2 nghị quyết quy định tiêu chí, số lượng thành viên và mức chi trả, chế độ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để áp dụng trên địa bàn Gia Lai.

Theo đó, Nghị quyết số 86/2024/NQ-HĐND về quy định tiêu chí thành lập, số lượng thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh quy định mỗi thôn, tổ dân phố được thành lập 1. Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm tổ trưởng, tổ phó và tổ viên.

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: T.D

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: T.D

Thôn có dưới 200 hộ gia đình (đối với thôn ở xã biên giới có dưới 100 hộ gia đình), tổ dân phố có dưới 250 hộ gia đình, bố trí mỗi tổ bảo vệ an ninh, trật tự 3 thành viên. Thôn có từ 200 hộ gia đình trở lên (đối với thôn ở xã biên giới có từ 100 hộ gia đình trở lên), tổ dân phố có từ 250 hộ gia đình trở lên, được bố trí mỗi tổ bảo vệ an ninh, trật tự 4 thành viên. Ở thôn, tổ dân phố theo quy định trên cứ tăng thêm đủ 50% quy mô hộ gia đình, được bố trí thêm 1 thành viên, tối đa mỗi tổ bảo vệ an ninh, trật tự không quá 7 thành viên.

Theo Nghị quyết số 87/2024/NQ-HĐND về quy định chi tiết một số nội dung về chế độ, mức chi trả cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để áp dụng trên địa bàn Gia Lai thì mức hỗ trợ đối với tổ trưởng là hơn 2 triệu đồng/tháng, tổ phó hơn 1,3 triệu đồng/tháng, tổ viên hơn 1 triệu đồng/tháng.

Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ 10% trên mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29-12-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; được hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng hộ gia đình; được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10-7-2024 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Gia Lai cao hơn mức hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.

Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở khi thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 23 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hưởng mức tiền bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau được hưởng mức tiền bồi dưỡng 130 ngàn đồng/người/ngày; làm nhiệm vụ vào ngày nghỉ, ngày lễ được hưởng mức tiền bồi dưỡng 300 ngàn đồng/người/ngày; khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động được hưởng mức tiền bồi dưỡng 50 ngàn đồng/người/ngày nếu làm việc dưới 4 giờ/ngày; 100 ngàn đồng/người/ngày nếu làm việc từ 4 giờ/ngày trở lên; khi được điều động làm nhiệm vụ tại những nơi thuộc khu vực biên giới, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc tại đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về quốc phòng được hưởng mức tiền bồi dưỡng ngày công lao động tăng thêm bằng 70% của mức hưởng hỗ trợ thường xuyên hằng tháng.

HĐND tỉnh ban hành nghị quyết quy định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn Gia Lai. Ảnh: T.D
HĐND tỉnh ban hành nghị quyết quy định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn Gia Lai. Ảnh: T.D

Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của hội đồng giám định y khoa, chết khi thực hiện nhiệm vụ được hỗ trợ 30% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn hằng ngày như mức hưởng của đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian điều trị tai nạn, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện; trường hợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp được quy định như sau: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 9 triệu đồng/người, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 900 ngàn đồng/người. Trường hợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 540 ngàn đồng/người/tháng, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 36 ngàn đồng/người/tháng. Trường hợp tai nạn dẫn đến chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền mai táng bằng số tiền 14,4 triệu đồng và tiền tuất một lần bằng số tiền 9 triệu đồng.

Mức chi hỗ trợ mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị thực hiện trên cơ sở hóa đơn, chứng từ thực tế. Mức chi công tác tập huấn, diễn tập, hội thi do địa phương tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 75/2017/NQ-HĐND ngày 7-12-2017 của HĐND tỉnh quy định mức chi về công tác phí, chi hội nghị áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Buôn Ma Thuột sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025

Thành phố Buôn Ma Thuột sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025

Sáng 30/10, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1193 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

(GLO)- Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh và UBND xã Nghĩa Hòa tổ chức tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn xã với sự tham gia của các hợp tác xã và 25 hộ trồng chanh dây trên địa bàn.