Gia Lai “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” hướng dẫn sử dụng điện an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Điện lực các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã triển khai lực lượng “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Nhân viên Điện lực Ia Grai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn. Ảnh: H.D

Nhân viên Điện lực Ia Grai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn. Ảnh: H.D

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều vụ việc thương tâm do người dân không biết cách sử dụng điện an toàn, đúng cách. Đơn cử, ngày 25-7 vừa qua, tại xã Ia Blang (huyện Chư Sê) đã có 2 người bị điện giật tử vong do rò rỉ điện trong lúc đào giếng.

Trước đó, ngày 14-5, tại thôn Voòng Boong (xã Chư Răng, huyện Ia Pa) cũng xảy ra vụ việc đau lòng khi 3 cha con tử vong do bị điện giật trong lúc sửa máy bơm nước. Để phòng ngừa tai nạn do sử dụng điện không đúng cách, Điện lực các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao kỹ năng, ý thức sử dụng điện cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Huyện Ia Grai hiện có trên 543 km đường dây trung áp; 473 km đường dây hạ áp; 633 trạm biến áp phụ tải với tổng dung lượng 161.775 kVA. Với địa bàn rộng, hệ thống lưới điện đi qua nhiều khu vực là rừng tự nhiên, rừng cao su và khu vực rẫy của người dân nên vào mùa mưa, khi có giông sét, gió lốc, những khu vực này thường xảy ra sự cố do cây ngã đổ làm đứt đường dây điện.

Để đảm bảo an toàn nguồn điện, Điện lực Ia Grai đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho người dân hiểu về mức độ nguy hiểm khi xảy ra các sự cố về điện với đa dạng hình thức như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tờ rơi, cẩm nang hướng dẫn sử dụng điện an toàn; tuyên truyền trực tiếp tại các thôn, làng, thậm chí đến từng hộ dân.

Anh Ksor Ngôn (làng Jrăng Blo, xã Ia Khai) chia sẻ: “Vườn điều của gia đình tôi nằm ngay dưới đường điện cao thế. Vì vậy, mỗi khi có mưa to, gió lốc, tôi sợ nếu dây điện bị đứt thì sẽ mất an toàn. Thực tế trong làng cũng từng xảy ra tình trạng đường dây điện bị đứt do bị cây ngã đổ đè lên khi có mưa to, gió lớn. Vì vậy, sau khi được các công nhân điện lực đến tuyên truyền, giải thích, tôi đã đồng ý cho cắt tỉa cành gọn gàng để đảm bảo an toàn hành lang lưới điện”.

Chư Sê cũng là địa phương triển khai tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, nhất là ở các thôn, làng vùng sâu, vùng xa, các công nhân điện lực thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền vào ban đêm.

Ông Đinh Nhanh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Quái (xã Bờ Ngoong) bày tỏ: “Chúng tôi rất cảm kích khi các công nhân Điện lực Chư Sê không ngại vất vả, ban đêm xuống làng hướng dẫn cho bà con cách sử dụng điện.

Thông qua hình ảnh và các video ngắn, bà con dân làng, nhất là trẻ em đã biết bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, không thả diều gần đường dây điện, không bắn chim đậu trên đường dây điện, trạm điện để tránh nguy cơ xảy ra tai nạn điện, gây sự cố lưới điện”.

Theo ông Đoàn Ngọc Minh-Phó Giám đốc Điện lực Pleiku: Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tổ chức 5 buổi tuyên truyền tại các khu dân cư trên địa bàn các xã Chư Á, Tân Sơn và xã Gào. Đồng thời, hỗ trợ kiểm tra và xử lý gần 1.400 lượt báo mất an toàn của khách hàng sử dụng điện.

Điện lực Pleiku cũng tiến hành thay thế gần 4 km dây bọc bán phần thành, dây bọc toàn phần, lắp hơn 10 km đường dây chống sét, phát quang gần 100 km tuyến đường dây trung áp, kiểm tra hệ thống đường dây trung áp và các trạm biến áp. Ngoài ra, đơn vị thường xuyên kiểm tra hệ thống lưới điện nhằm kịp thời phát hiện các vị trí có nguy cơ gây mất an toàn đưa vào kế hoạch cải tạo, sửa chữa.

Công nhân ngành điện tỉa cành, lá cây để đảm bảo an toàn hành lang lưới điện. Ảnh: H.D

Công nhân ngành điện tỉa cành, lá cây để đảm bảo an toàn hành lang lưới điện. Ảnh: H.D

Theo thông tin từ Công ty Điện lực Gia Lai, dự kiến phụ tải trong năm 2024 có thể đạt 320 MW, tăng khoảng 10,3% so với năm 2023. Theo đó, Công ty đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về việc sử dụng điện tiết kiệm, an toàn trên địa bàn toàn tỉnh.

Mới đây, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1553/UBND-CNX yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị điện lực “đi từng ngõ, gõ từng nhà” kiểm tra, hướng dẫn người dân quản lý, sử dụng điện an toàn.

Công tác kiểm tra cần xem xét mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp, an toàn điện và các quy định pháp luật khác có liên quan về an toàn điện để kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu người dân khắc phục khiếm khuyết, tồn tại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn điện.

Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về an toàn điện tại các cơ sở kinh doanh, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, đặc biệt tại các khu vực có mật độ dân cư cao, khu chung cư cao tầng, chung cư mini, khu nhà trọ, cửa hàng kinh doanh, dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.