Gầy dựng cuộc sống sung túc nơi miền quê mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với đức tính cần cù và khả năng sáng tạo, nhiều hộ gia đình ở xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã gầy dựng cuộc sống sung túc nơi miền quê mới.

1. Năm 1994, từ quê hương Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoàn (SN 1967) theo anh trai vào xã Nghĩa Hưng lập nghiệp. Những năm 1995-1996, giá cà phê tăng cao kéo theo phong trào trồng cà phê diễn ra ồ ạt tại Gia Lai. Dù hoàn cảnh eo hẹp song vợ chồng ông Hoàn cũng cố gắng mua đất để trồng 8 sào cà phê ở thôn 7, xã Nghĩa Hưng.

Nhớ lại giai đoạn đầu gầy dựng vườn cà phê, ông Hoàn trầm giọng kể: “Ngày đó, gia đình tôi thật sự rất khó khăn, vừa phải nuôi con nhỏ, vừa làm cà phê rồi tranh thủ đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống. Thiếu vốn làm ăn, tôi đã vay vốn ngân hàng 5 triệu đồng. Thời điểm đó, đây là một số tiền lớn”.

Nhờ chịu khó làm ăn, vợ chồng ông Hoàn dần mở rộng diện tích vườn cà phê từ 8 sào lên 3 ha như hiện nay. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà phê xanh mướt được canh tác theo tiêu chuẩn 4C, ông Hoàn chia sẻ: Toàn bộ diện tích cà phê đã thực hiện ghép cải tạo, canh tác theo tiêu chuẩn 4C nên năng suất, chất lượng tăng. Tùy theo điều kiện thời tiết, tính trung bình ông thu được 16-17 tấn cà phê nhân/năm. Về giá thu mua, công ty cộng thêm 300 đồng/kg đối với cà phê tham gia canh tác theo mô hình 4C. Ngoài ra, ông còn trồng thêm 150 cây sầu riêng và một số loại cây ăn quả khác để có thêm thu nhập.

Ông Nguyễn Hữu Hoàn (bên phải) đang giới thiệu về quy trình kỹ thuật chăm sóc cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Ảnh: S.C

Ông Nguyễn Hữu Hoàn (bên phải) đang giới thiệu về quy trình kỹ thuật chăm sóc cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Ảnh: S.C

Hiện nay, 4 người con của ông Hoàn đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có công việc ổn định. “Đời sống gia đình được như ngày hôm nay một phần cũng do may mắn. Mỗi ngày, vợ tôi vẫn ra chợ buôn bán, phần tôi phụ trách chăm sóc vườn cà phê”-ông Hoàn cho hay.

Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn 7 và Tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn, ông Hoàn còn tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động. Ông được Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2017-2022, phong trào thi đua yêu nước năm 2020; được Trưởng ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Chư Păh khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

2. Năm 1996, ông Lê Hữu Nam (SN 1976) từ quê hương Nghệ An vào Gia Lai làm công nhân Công ty Cà phê 331. Đến năm 2003, ông Nam lập gia đình với bà Nguyễn Thị Điệp (SN 1982) quê Bình Định cũng làm công nhân cà phê.

Nhớ về những ngày đầu khó khăn, bà Điệp kể: “Lúc đám cưới, chồng tôi không có tiền phải mượn 3 triệu đồng để sắm sửa lễ cưới. Thời điểm đó, 2 bên gia đình đều khó khăn, vợ chồng tôi ra riêng lập nghiệp làm nghề thu mua củi. Càng khó khăn càng phải chịu khó, đến năm 2012, chúng tôi gom góp mua được 5 sào đất trồng cà phê”.

Ông Lê Hữu Nam đã nỗ lực lao động, vươn lên ổn định cuộc sống nơi miền quê mới. Ảnh: S.C

Ông Lê Hữu Nam đã nỗ lực lao động, vươn lên ổn định cuộc sống nơi miền quê mới. Ảnh: S.C

Để mở rộng kinh doanh, vợ chồng ông Nam quyết định vay vốn ngân hàng mua đất mở xưởng gỗ Nam Điệp ngay tại thôn 2, xã Nghĩa Hưng. “Chúng tôi đầu tư hệ thống máy để băm củi thành dăm gỗ, hợp đồng cung cấp dăm gỗ cho công ty chuyên sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu. Đối với nguồn củi cà phê, chúng tôi đưa vào lò sấy hơi để sấy thành than củi, bán cho các hàng quán, gia đình. Đồng thời, đầu tư máy cắt, xẻ để sản xuất thanh pallet gỗ cung cấp cho nhà máy đá granite. Tất cả là nghề dạy nghề, vừa làm vừa học hỏi rút kinh nghiệm”-ông Nam cho biết.

Lập nghiệp với đôi bàn tay trắng, sau hơn 20 năm, vợ chồng ông Nam đã trở thành chủ xưởng gỗ nhỏ vận hành ổn định với 5 nhân công, nhà cửa ổn định, nuôi 2 con ăn học đàng hoàng, vườn cà phê từ 5 sào tăng thành 1,2 ha. Mặc dù đời sống đã thay đổi ngày một tốt hơn nhưng vợ chồng ông Nam bà Điệp vẫn giữ thói quen bắt đầu công việc hàng ngày từ 5 giờ 30 phút sáng, kết thúc công việc trở về nhà khi trời đã mịt tối.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Tết ấm cho người nghèo

Tết ấm cho người nghèo

(GLO)- Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần. Bằng những việc làm thiết thực, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ nhà ở, tặng quà giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh có điều kiện đón một cái Tết ấm áp.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 12-11-2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.