Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…

Thế nhưng, bản thân là người thích cuộc sống hòa mình với thiên nhiên và mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình ngay chính nơi “chôn nhau cắt rốn”, năm 2020, chị Loan quyết định từ bỏ mức lương hậu hĩnh 20 triệu đồng/tháng để về quê lập nghiệp.

Chị Loan chia sẻ: Những năm tháng học tập, làm việc ở thành phố, có lần gặp một du khách Hàn Quốc, nghe họ kể ở nước họ mạch nha là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng nên khi đi du lịch họ thường mua mạch nha ở Việt Nam về làm quà cho người thân. Nhận thấy quê mình là nơi sản xuất nhiều loại nông sản có thể sản xuất được mạch nha nhưng thường bán thô, giá cả không cao, sau nhiều đêm trăn trở, chị quyết định trở về quê lập nghiệp.

Chị Loan thu hoạch mầm lúa (một công đoạn làm mạch nha).

Chị Loan thu hoạch mầm lúa (một công đoạn làm mạch nha).

Với số vốn tích lũy sau 7 năm làm việc, chị về quê sửa sang nhà cửa, mua thêm đất đai trồng các loại nông sản, tạo ra vùng nguyên liệu theo quy trình khép kín, các loại cây trồng đều sử dụng phân hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật… Chị đã thành lập Công ty TNHH Bếp trên đỉnh đồi để hiện thực hóa ước mơ biến những sản phẩm nông nghiệp thành hàng hóa sạch có giá trị kinh tế cao, trong đó lấy việc sản xuất mạch nha làm hướng đi cho tương lai.

Theo chị Loan, nghề làm mạch nha truyền thống đã có từ rất lâu với nhiều thương hiệu nổi tiếng, vì thế, khi quyết định chọn nghề này chị đã tốn rất nhiều công sức tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu hương vị đặc trưng của các thương hiệu, từ đó tìm cách để sản phẩm của mình khác biệt với những sản phẩm đang bán trên thị trường. Và rồi chị đã thành công với sản phẩm mới “Mạch nha nước cốt gừng”, một món ăn có nhiều lợi ích cho sức khỏe được người tiêu dùng chấp nhận.

Để làm ra một mẻ mạch nha nước cốt gừng phải trải qua nhiều công đoạn với thời gian 14 ngày mới hoàn thành. Muốn mạch nha dậy mùi thơm, màu vàng cánh gián, vị ngọt thanh, tự tay chị Loan tuyển lựa nguyên liệu đầu vào, tỷ lệ pha trộn mầm và xôi nếp phù hợp, rồi nấu thành phẩm. Để mạch nha chín đều, không bị khét đòi hỏi người làm phải túc trực canh giữ lửa, khấy đảo đều và vớt bọt.

Mạch nha thành phẩm được đóng hộp.

Mạch nha thành phẩm được đóng hộp.

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ nông nghiệp có sẵn tại địa phương, trên diện tích đất 5.000 m2, chị đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm nhiều máy móc, trang thiết bị sản xuất những mặt hàng chất lượng cao như: dầu phụng, dầu mắc ca, dầu bột màu điều, trà mãng cầu, trà gạo lứt lá sen, bột nếp…

Trung bình mỗi ngày cơ sở của chị sản xuất thành phẩm 30 kg mạch nha nước cốt gừng, tương đương 100 hộp, mỗi hộp 300 ml có giá bán 225.000 đồng; đối với sản phẩm dầu phụng, chị áp dụng phương pháp ép lạnh chất lượng ngon hơn, mỗi năm sản xuất 1.000 lít, với giá bán 390.000 đồng/lít, chị đã có lợi nhuận bù đắp chi phí ban đầu và có tích lũy…

Sau hơn 3 năm khởi nghiệp, Công ty TNHH Bếp trên đỉnh đồi của chị Loan đã đi vào hoạt động nền nếp, sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và ngoài nước… Chị cũng đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động và trên 10 lao động thời vụ với thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/tháng.

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp?

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp

(GLO)- Giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP. Pleiku vẫn dao động ở mức khá cao so với khả năng của những người có thu nhập thấp. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm bất động sản vùng ven, cách xa nội thành đang được nhiều người, nhất là người có thu nhập thấp lùng mua để tìm chốn an cư.

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

(GLO)- Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Khối Zét (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), chị Siu Phớt không chỉ trách nhiệm với công tác Hội mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Chị là tấm gương phụ nữ “hai giỏi” của địa phương.
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.
Mua nhanh sắm vội

Mua nhanh sắm vội

Shoppertainment là danh từ được ghép từ shopper (người mua sắm) và entertainment (sự giải trí), theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, danh từ này để chỉ xu hướng “chốt đơn” trực tuyến của nhiều người, nhất là người tiêu dùng trẻ thông qua hoạt động giải trí.