Chàng trai uốn dây đồng thành bonsai có giá từ 300.000 đồng đến 5 triệu đồng/cây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không cần tưới nước bón phân và dành thời gian để chăm sóc nhưng vẫn luôn có hoa 'nở' quanh năm là cách chơi bonsai được làm từ chất liệu dây đồng. Chàng trai tại tỉnh Quảng Trị đã học cách làm và kiếm được tiền vào dịp cận tết nhờ bán loại cây "bất tử" này.

Suốt nhiều năm qua, cứ đến thời điểm cận Tết Nguyên đán, Nguyễn Gia Phương (19 tuổi), trú tại xã Hải Ba, H.Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, lại rục rịch những đơn đặt hàng làm bonsai từ dây đồng. Công việc này đã giúp chàng trai trẻ kiếm tiền triệu mỗi dịp cận tết. Chỉ còn gần 2 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán 2025, Phương lại bắt đầu "vào vụ".

Gia Phương đang hoàn thiện một bonsai làm từ dây đồng được khách hàng đặt để trưng bày dịp Tết Nguyên đán sắp tới
Gia Phương đang hoàn thiện một bonsai làm từ dây đồng được khách hàng đặt để trưng bày dịp Tết Nguyên đán sắp tới

Khi còn là học sinh lớp 10, Gia Phương đã biết đến dạng bonsai không phải là cây trồng trong chậu mà làm từ dây đồng. Từ đó, Phương tích góp từng món tiền để mua nguyên liệu về rồi tự học cách làm. Chỉ một thời gian ngắn, Phương bán được sản phẩm đầu tay.

"Hai "cây" bonsai đầu tiên tôi làm bị hư hỏng khá nhiều, dáng lại không đẹp nhưng mình vẫn tiếp tục tìm tòi, tham khảo và cố gắng làm tỉ mỉ hơn. Đến cây thứ 3, sau khi hoàn thành mình được một người bạn mua về trưng bày", Phương chia sẻ.

Năm 2022, chàng trai trẻ đạt giải 3 cuộc thi "Sáng tạo trẻ" cấp huyện
Năm 2022, chàng trai trẻ đạt giải 3 cuộc thi "Sáng tạo trẻ" cấp huyện

Thời điểm đó, Phương chỉ mới là một học sinh lớp 10, việc bán được sản phẩm đầu tiên đã tiếp thêm tinh thần để theo đuổi đam mê với thú chơi độc lạ, cũng như có thêm kinh phí để mua nguyên liệu. Năm 2022, Phương mang sản phẩm của mình tham gia cuộc thi "Sáng tạo trẻ" do UBND H.Hải Lăng tổ chức và đạt giải 3.

Hiện tại, chàng trai trẻ đang là sinh viên Khoa Kiến trúc ĐH Duy Tân (TP.Đà Nẵng). Địa chỉ này cũng là nơi để Phương có thêm cơ hội học hỏi, giao lưu với nhiều người cùng đam mê.

"Ở quê nhà không nhiều người biết đến thú chơi này, mình cũng không bán được nhiều cây. Khi vào Đà Nẵng, mình có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi thêm và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Trong một năm, thời điểm đơn đặt hàng nhiều nhất là dịp cận tết. Lúc đó, mình phải cân đối giữa việc học và làm để có thể vừa kiếm được tiền vừa có thể đến lớp", Phương chia sẻ.

Từ rễ, thân cho đến hoa, lá cây đều được làm từ dây đồng và đòi hỏi người làm phải có đôi tay khéo léo, tỉ mỉ
Từ rễ, thân cho đến hoa, lá cây đều được làm từ dây đồng và đòi hỏi người làm phải có đôi tay khéo léo, tỉ mỉ

Để tạo ra được 1 bonsai từ dây đồng, Phương tốn rất nhiều thời gian, tùy kích cỡ mỗi cây có thể cần từ 3 ngày đến 2 tuần để hoàn thiện. Từ rễ, thân cây cho đến hoa, lá đều được làm 100% từ dây đồng, Phương phải uốn nắn thật kỹ để tạo ra được dáng cây đẹp kết hợp với yếu tố phong thủy nhằm đáp ứng nhu cầu của khách.

Chàng trai trẻ đang thành công trong việc kiếm tiền từ đam mê
Chàng trai trẻ đang thành công trong việc kiếm tiền từ đam mê

Chính vì mất nhiều thời gian và công sức nên giá của bonsai dây đồng dạng cây cũng khá cao, dao động từ 300.000 đồng đến 5 triệu đồng mỗi cây tùy vào kích cỡ. Sau khi giao cho khách hàng, sản phẩm vẫn được Phương bảo hành trong quá trình sử dụng.

Khác với cây cảnh thật, cây làm bằng dây đồng chỉ tốn công cho việc lau chùi mỗi khi bám bụi. Nếu khách hàng muốn đổi màu hoa, lá hay vô tình làm hỏng dáng của cây... thì vẫn có thể mang đến cho Phương chỉnh sửa.

Hiện tại, Phương vẫn đang trong quá trình hoàn thiện một số cây để sớm giao cho khách hàng trưng bày dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Chàng trai trẻ đã có cách làm hay để kiếm được thu nhập từ đam mê, nuôi dưỡng sở thích và trang trải cuộc sống sinh viên xa nhà.

Theo Bá Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

(GLO)- Ngày nay, khởi nghiệp không còn là vấn đề xa lạ đối với đội ngũ học sinh, sinh viên (HSSV) trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, thúc đẩy và phát huy tinh thần khởi nghiệp trong HSSV sẽ giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm để biến ý tưởng thành hiện thực.

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp?

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp

(GLO)- Giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP. Pleiku vẫn dao động ở mức khá cao so với khả năng của những người có thu nhập thấp. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm bất động sản vùng ven, cách xa nội thành đang được nhiều người, nhất là người có thu nhập thấp lùng mua để tìm chốn an cư.

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

(GLO)- Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Khối Zét (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), chị Siu Phớt không chỉ trách nhiệm với công tác Hội mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Chị là tấm gương phụ nữ “hai giỏi” của địa phương.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.