Từ phượt thủ đến ông chủ chuỗi homestay xanh kết hợp AI

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tình yêu với du lịch đã được Âu Mạnh Quang “chuyển hóa” vào chuỗi homestay D Home với mong muốn xây dựng nên hệ thống dịch vụ xanh đáp ứng nhu cầu của một bộ phận lớn người trẻ Việt.

Tình yêu với du lịch đã được Âu Mạnh Quang “chuyển hóa” vào chuỗi homestay D Home với mong muốn xây dựng nên hệ thống dịch vụ xanh đáp ứng nhu cầu của một bộ phận lớn người trẻ Việt.

Âu Mạnh Quang (nhà sáng lập Công ty cổ phần Du lịch và dịch vụ D Home) chưa đầy 30 tuổi, nhưng Quang đã là chủ của chuỗi homestay D Home, gồm 3 cơ sở tại Sapa, 3 cơ sở tại Đà Lạt và 1 cơ sở sắp khai trương ở Hà Giang.

Tình yêu với du lịch đã được Âu Mạnh Quang “chuyển hóa” vào chuỗi homestay D Home.
Tình yêu với du lịch đã được Âu Mạnh Quang “chuyển hóa” vào chuỗi homestay D Home.

Ngược dòng hành trình lập nghiệp, anh Quang kể, anh dở ngành học tài chính. Tuy nhiên, luôn mang trong mình đam mê xê dịch, anh quyết định học thêm ngành du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội).

Khoảng thời gian ấy, ngoài đi học anh tranh thủ làm thêm tại các khách sạn trên phố cổ (Hoàn Kiếm), dẫn tour theo yêu cầu. Ngoài ra, rảnh là anh lại xách xe đi phượt khắp nơi để trải nghiệm không gian, văn hóa, ẩm thực đặc sắc từng điểm đến. Cũng nhờ thế anh được đi nhiều, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, xu hướng của thị trường.

Năm 2022, anh bắt đầu tìm hiểu và khởi nghiệp với homestay tại Sapa. Tuần bốn lần chạy xe máy Hà Nội - Sapa, quãng đường hơn 200km để tìm địa điểm, anh "đi từng ngõ, gõ từng nhà" tìm homestay cho phù hợp định hướng.

Sau nhiều ngày lặn lội, anh nghĩ ra cách nhờ chính chủ nhà này giới thiệu cho chủ nhà khác, thay vì gõ cửa từng nhà như trước. Anh gọi vui đó là "nguyên tắc lực hấp dẫn". Cách làm thuận lợi, trong 2 năm 2022 - 2023, anh mở liền 9 homestay tại Sapa và Đà Lạt, năm sau số lượng tăng gấp đôi năm trước.

Không chỉ cung cấp chỗ ở, D Home còn tạo ra những trải nghiệm đặc biệt. Ở mỗi địa phương, D Home liên kết với các đơn vị để tổ chức tour khám phá văn hóa địa phương, lớp học nấu ăn với nguyên liệu đặc trưng vùng miền và những buổi giao lưu với người dân bản địa. “D Home không cố gắng để khác biệt một cách gượng ép, mà tìm cách tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng bằng những phương pháp thông minh hơn, hiệu quả hơn, áp dụng xuyên suốt toàn chuỗi”, Quang khẳng định.

Đặc biệt, D Home rất chú trọng yếu tố công nghệ để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Nhà sáng lập trẻ cho biết, bằng cách sử dụng camera trí tuệ nhân tạo (AI) do một thương hiệu Việt phát triển, chuỗi D Home giúp khách tự động mở cửa homestay và nhận phòng mà không cần đội ngũ tiếp tân. Tuy nhiên, mỗi cơ sở luôn có đội ngũ kỹ thuật viên, sẵn sàng xuất hiện sau 3 - 5 phút để hỗ trợ khách.

Giám đốc 9X cho hay, sau 2 năm, Dhome đã có 6 cơ sở, trong đó 3 cơ sở tại Đà Lạt, 3 cơ sở tại Sapa (Lào Cai), thu hút 12.000 lượt khách lưu trú. Tỷ lệ khách hàng "tái đơn" tại Đà Lạt 25%, Sapa 10%, còn lại là khách hàng mới. Doanh thu năm 2024 dự kiến đạt 12 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 2,5 - 2,7 lần so với năm trước.

Cùng với phát triển homestay, Dhome tuyển dụng và đào tạo nhân sự là người địa phương, giúp người dân có thu nhập. Dhome trích ra 10% lợi nhuận cho các dự án cộng đồng tại địa phương nơi có cơ sở của Dhome.

"Hiện nay, Dhome đang tự chủ gần như 100% về mảng kinh doanh, 80% doanh thu của Dhome đến từ kênh trực tiếp. Dhome đã chuẩn bị rất tốt nguồn lực để có thể gấp đôi quy mô như hiện tại.

Dự kiến, 3 năm tới, Dhome mở rộng lên 20 điểm lưu trú ở các địa bàn miền núi như Hà Giang, Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình), Ninh Bình và một số đảo ở miền Nam", anh Quang cho biết.

Theo Phùng Linh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

(GLO)- Không chỉ có nhiều đóng góp cho phong trào chạy bộ ở Gia Lai, anh Nguyễn Thanh Tâm-Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp sự kiện và Thể thao Tâm Nguyễn (210 Nguyễn Viết Xuân, TP. Pleiku) còn được mọi người biết đến bởi tấm lòng nhân hậu.
Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Trong lần đến thăm bảo tàng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trương Thanh Tùng (29 tuổi), sinh sống tại H.Hóc Môn (TP.HCM), đã bị cuốn hút bởi một số vật dụng áp dụng nghệ thuật pháp lam. Thế là Tùng đã tìm hiểu và nghiên cứu để làm đồ thủ công, trang sức… áp dụng nghệ thuật này đã được gần 4 năm nay.