Giới trẻ dè dặt với kế hoạch chi tiêu dài hạn, đâu là "nút thắt"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao, giới trẻ Việt có xu hướng tập trung vào nhu cầu trước mắt thay vì mục tiêu tài chính lâu dài. Dù có lợi thế về thời gian, đa phần gen Z vẫn chọn đầu tư an toàn.

Sun Life Châu Á (Sun Life Asia) vừa công bố Chỉ số khả năng ổn định tài chính 2025 lần thứ 2 với chủ đề “Cân bằng nhu cầu hiện tại và mục tiêu tương lai”, cung cấp cái nhìn toàn diện về cách người dân tại các quốc gia trong khu vực đang quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.

genz.png
Gen Z là thế hệ kém an toàn và thiếu khả năng ứng phó tài chính. Đồ họa: M.T

Tại Việt Nam, kết quả cho thấy mức độ tự tin tài chính có cải thiện nhẹ, tuy nhiên, gen Z vẫn là thế hệ kém an toàn và thiếu khả năng ứng phó tài chính nhất trong khảo sát với chỉ khoảng 52% cảm thấy an toàn tài chính. Dù có lợi thế về thời gian, số người trẻ còn lại vẫn chọn đầu tư an toàn, thể hiện tâm lý dè dặt về cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận lâu dài.

Đáng chú ý, so với các thế hệ khác, gen Z ít tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính nhất với 28% không hỏi ý kiến bất kỳ ai, dù đây là nhóm đang rất cần sự hướng dẫn từ các nguồn đáng tin cậy.

Theo ông David Broom-Giám đốc Khách hàng và Kênh phân phối khu vực Châu Á của Sun Life, Phó Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Sun Life Việt Nam: Những con số này cho thấy một thách thức đáng lo ngại ở thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là gen Z khi họ đơn độc trong các quyết định tài chính, thường không được tiếp cận các nguồn tư vấn chuyên nghiệp. Dù đang chịu nhiều áp lực từ chi phí sinh hoạt tăng cao và thu nhập bấp bênh, họ vẫn chủ yếu tìm đến gia đình hoặc bạn bè để xin lời khuyên.

Hiện nay, nhiều người trẻ Việt bước vào giai đoạn thắt chặt chi tiêu chưa từng có. Lương không tăng, chi phí sinh hoạt ngày một đắt đỏ, trong khi nguy cơ mất việc luôn rình rập. Không còn cách nào khác, họ buộc phải tính toán từng đồng, cắt giảm những khoản chi không cần thiết.

ma-qr-duoc-anh-nguyen-anh-tuan-to-5-phuong-hoa-lu-tp-pleiku-niem-yet-cong-khai-tai-quan-ca-phe-de-khach-hang-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-anh-moc-tra.jpg
Quy tắc 50:30:20 giúp người trẻ vừa đảm bảo các khoản chi tiêu quan trọng, vừa có quỹ dự phòng mà vẫn duy trì một cuộc sống cân bằng. Ảnh minh họa: M.T

Việc cắt giảm chi tiêu là điều tất yếu, song không phải ai cũng biết cách tiết kiệm hợp lý. Đáng nói, một số người trẻ vì muốn giữ túi tiền mà vô tình cắt giảm cả những thứ thiết yếu, đặc biệt là dinh dưỡng.

Họ chấp nhận những bữa ăn đạm bạc, lặp đi lặp lại, chỉ để giảm bớt áp lực tài chính. Có người còn bỏ bữa chỉ để… tiết kiệm hầu bao. Lâu dài, điều này có thể gây thiếu hụt vi chất, làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến sức đề kháng và hiệu suất làm việc.

Theo các chuyên gia kinh tế, người trẻ cần biết cách quản lý tài chính hiệu quả để tránh rơi vào tình trạng "thắt lưng buộc bụng" quá mức. Có nhiều phương pháp đơn giản nhưng giúp kiểm soát tiền bạc tốt hơn.

Một trong số đó là quy tắc 50:30:20. Nghĩa là mỗi tháng, gen Z có thể chia thu nhập của mình thành 3 phần: 50% dành cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, ăn uống, điện nước; 30% cho những chi tiêu cá nhân như mua sắm, giải trí, du lịch; 20% còn lại để tiết kiệm, đầu tư hoặc trả nợ. Cách này giúp người trẻ vừa đảm bảo các khoản chi tiêu quan trọng, vừa có quỹ dự phòng mà vẫn duy trì một cuộc sống cân bằng.

Ngoài ra, phương pháp phong bì cũng là một cách khác để quản lý tốt hầu bao. Theo đó, mỗi khi nhận lương, bạn có thể chia tiền mặt thành các phong bì riêng cho từng khoản chi, chẳng hạn một phong bì cho tiền ăn, một phong bì cho tiền đi lại, một phong bì cho tiết kiệm. Khi một phong bì cạn tiền, nghĩa là khoản chi đó đã đến giới hạn, giúp bạn kiểm soát ngân sách tốt hơn, tránh tiêu xài quá tay.

Giới trẻ cũng có thể sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính để theo dõi thu chi. Các ứng dụng này giúp ghi lại từng khoản chi nhỏ nhất, từ đó giúp bản thân có cái nhìn rõ ràng hơn về dòng tiền của mình, biết mình đã tiêu vào đâu và có điều chỉnh hợp lý hơn.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp với mô hình cà phê bán... không gian làm việc

Khởi nghiệp với mô hình cà phê bán... không gian làm việc

Thay vì chỉ bán thức uống, một chủ quán đã tìm ra hướng đi mới: bán không gian làm việc ngay trong quán cà phê của mình. Với mức phí chỉ 25.000 đồng/4 tiếng đồng hồ, khách hàng có thể thoải mái sử dụng chỗ ngồi, wifi, ổ điện miễn phí và tận hưởng một môi trường yên tĩnh để học tập, làm việc.

Thùng rác thông minh lan tỏa tinh thần khởi nghiệp xanh

Thùng rác thông minh lan tỏa tinh thần khởi nghiệp xanh

Hướng đến phân loại rác từ hộ gia đình, bảo vệ môi trường, nhóm sinh viên Đại học Đà Nẵng bắt tay sáng chế thùng rác thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và internet vạn vật (IoT) với "chi phí thấp nhưng hiệu quả cao"... đây là dự án lan tỏa tinh thần khởi nghiệp xanh của nhóm bạn trẻ.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Mô hình nuôi gà tự động

Mô hình nuôi gà tự động

Nhờ chịu khó học hỏi và kiên trì ứng dụng công nghệ tự động hóa vào chăn nuôi, anh Nguyễn Văn Tám (SN 1991, thôn Minh Phú, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) không chỉ nâng cao năng suất, an toàn trong chăn nuôi mà còn đảm bảo thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm.

Khởi động cuộc thi Thử thách giải quyết vấn đề kinh doanh mùa 2 dành cho học sinh phổ thông

Khởi động cuộc thi Thử thách giải quyết vấn đề kinh doanh mùa 2 dành cho học sinh phổ thông

(GLO)- Với chủ đề “Kiến tạo từ truyền thống”, Cuộc thi Thử thách giải quyết vấn đề kinh doanh mùa 2 dành cho học sinh phổ thông Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đã chính thức khởi động từ tháng 3-2025. Đáng chú ý, tổng giải thưởng dành cho người thắng cuộc trị giá hơn 8,4 tỷ đồng.

Các bước để đạt đến tự do tài chính giới trẻ cần biết

Các bước để đạt đến tự do tài chính giới trẻ cần biết

(GLO)- Tự do tài chính thường được nhiều người ưu tiên hàng đầu, nhất là giới trẻ. Làm thế nào để đạt được tự do tài chính luôn được đặt ra trên khắp các diễn đàn. Dưới đây là 7 cấp độ tự do tài chính theo quan điểm của “triệu phú tự thân từ tuổi 30” Grant Sabatier mà giới trẻ có thể tham khảo.