





Theo Nguyễn Thảo (TPO)
Hai nữ sinh lớp 11 ở huyện vùng xa tỉnh Đắk Lắk đã biến lá ớt trở thành một món canh độc đáo, đặc trưng của vùng đất này.
Theo Nguyễn Thảo (TPO)
Thay vì chỉ bán thức uống, một chủ quán đã tìm ra hướng đi mới: bán không gian làm việc ngay trong quán cà phê của mình. Với mức phí chỉ 25.000 đồng/4 tiếng đồng hồ, khách hàng có thể thoải mái sử dụng chỗ ngồi, wifi, ổ điện miễn phí và tận hưởng một môi trường yên tĩnh để học tập, làm việc.
(GLO)- Nhờ mạnh dạn chuyển đổi hơn 2 sào ao nuôi cá giống sang trồng sen trắng lấy bông, anh Nguyễn Xuân Huyên (thôn Tân Điệp 1, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) đã có thêm nguồn thu nhập ổn định mà không phải tốn nhiều công chăm sóc.
Người trẻ trước ngã rẽ nghề nghiệp, dù khao khát môi trường mới, họ vẫn chững lại vì sợ bất ổn tài chính, cạnh tranh khốc liệt và nguy cơ thất nghiệp. Áp lực từ doanh nghiệp, cùng nỗi lo mất chiều sâu chuyên môn khiến họ lưỡng lự, không dám “nhảy việc”.
Hướng đến phân loại rác từ hộ gia đình, bảo vệ môi trường, nhóm sinh viên Đại học Đà Nẵng bắt tay sáng chế thùng rác thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và internet vạn vật (IoT) với "chi phí thấp nhưng hiệu quả cao"... đây là dự án lan tỏa tinh thần khởi nghiệp xanh của nhóm bạn trẻ.
(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.
Theo một nghiên cứu thị trường của Mibrand, nhóm đi cà phê nhiều nhất là nhóm thu nhập thấp (từ 5-10 triệu đồng/tháng) với tần suất 1-3 lần/tuần (~38%). Nhóm đi cà phê nhiều thứ nhì là nhóm có thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng/tháng, tần suất phổ biến tương tự như nhóm thu nhập thấp.
Nhờ chịu khó học hỏi và kiên trì ứng dụng công nghệ tự động hóa vào chăn nuôi, anh Nguyễn Văn Tám (SN 1991, thôn Minh Phú, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) không chỉ nâng cao năng suất, an toàn trong chăn nuôi mà còn đảm bảo thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm.
(GLO)- Với chủ đề “Kiến tạo từ truyền thống”, Cuộc thi Thử thách giải quyết vấn đề kinh doanh mùa 2 dành cho học sinh phổ thông Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đã chính thức khởi động từ tháng 3-2025. Đáng chú ý, tổng giải thưởng dành cho người thắng cuộc trị giá hơn 8,4 tỷ đồng.
(GLO)- Dựa vào tiềm năng sẵn có tại địa phương, chị Phan Thị Hoài Thu (thôn 4, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ và dịch vụ du lịch nông nghiệp.
Nhận thấy sữa chua truyền thống cần bảo quản lạnh và chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn, nhóm sinh viên sáng tạo ra sản phẩm sữa chua trái cây sấy thăng hoa vừa giữ trọn hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng, vừa bảo quản được lâu hơn.
Mới ra trường, công việc chưa ổn định nhưng lại sắp đến Tết, nhiều sinh viên bộc bạch nỗi áp lực tài chính những ngày cuối năm.
Những người làm việc tự do ở nhiều lĩnh vực, đây là nhóm lao động thời vụ, tự do giờ giấc và không có tiền thưởng tết.
Với chiếc điện thoại thông minh, Trần Duy Khánh (23 tuổi, ngụ H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã kiếm thêm thu nhập đáng kể từ việc chụp ảnh thuê cho nhiều bạn trẻ.
Tận dụng diện tích sân thượng khoảng 20m2, Nguyễn Thanh Tú (29 tuổi), ngụ tại P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, trồng sen đá làm tiểu cảnh, thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.
Khởi nghiệp nuôi cá Betta từ số vốn vỏn vẹn 5 triệu đồng, một thời gian sau, Võ Thanh Hải (27 tuổi, ngụ tại P.Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) thu lãi hơn 20 triệu đồng/tháng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay đang trở thành một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới trẻ. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, câu hỏi đặt ra là: 'Liệu học ngành AI có đảm bảo việc làm hay vẫn lo nguy cơ thất nghiệp?'.
Lê Văn Hiền (29 tuổi, ngụ H.Hóc Môn, TP.HCM), đã kết hợp giữa nghệ thuật vẽ tranh và kỹ thuật bắt hoa đất sét để tạo ra những trái dừa độc đáo chưng vào dịp tết.
(GLO)- Những ngày cuối năm, các doanh nghiệp bước vào giai đoạn cao điểm sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Tại Gia Lai, thị trường lao động thời vụ mùa Tết cũng trở nên sôi động.
Không cần tưới nước bón phân và dành thời gian để chăm sóc nhưng vẫn luôn có hoa 'nở' quanh năm là cách chơi bonsai được làm từ chất liệu dây đồng. Chàng trai tại tỉnh Quảng Trị đã học cách làm và kiếm được tiền vào dịp cận tết nhờ bán loại cây "bất tử" này.
(GLO)- Ngày 29-11, tại khách sạn Pleiku (TP. Pleiku), Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp cho thanh niên năm 2024.
(GLO)- Tự do tài chính thường được nhiều người ưu tiên hàng đầu, nhất là giới trẻ. Làm thế nào để đạt được tự do tài chính luôn được đặt ra trên khắp các diễn đàn. Dưới đây là 7 cấp độ tự do tài chính theo quan điểm của “triệu phú tự thân từ tuổi 30” Grant Sabatier mà giới trẻ có thể tham khảo.
(GLO)- Làm thế nào để tiêu dùng hợp lý mà không bị thâm hụt tài chính hiện đang là vấn đề nan giải của nhiều người, nhất là thế hệ gen Z. Để giải quyết bài toán này, quy tắc “6 chiếc lọ” của T.Harv Eker dưới đây có thể giúp bạn.
(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.
Nhiều người trẻ thường chờ đợi các dịp sale (giảm giá) lớn để mua sắm online. Vì vậy, lượng người "săn sale" vào các dịp này rất đông, không phải ai cũng "săn" được những món đồ có giá hời.