Chàng trai trang trí hoa làm từ đất sét lên trái dừa chưng tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lê Văn Hiền (29 tuổi, ngụ H.Hóc Môn, TP.HCM), đã kết hợp giữa nghệ thuật vẽ tranh và kỹ thuật bắt hoa đất sét để tạo ra những trái dừa độc đáo chưng vào dịp tết.

Hiền cho biết trước đây chỉ vẽ, dát vàng và sử dụng các mô hình rồng, phượng để trang trí lên trái dừa bán vào dịp tết. Tuy nhiên, năm nay Hiền học kỹ thuật bắt hoa đất sét trang trí trên trái dừa.

Mẫu dừa được trang trí hoa từ đất sét do Lê Văn Hiền thực hiện
Mẫu dừa được trang trí hoa từ đất sét do Lê Văn Hiền thực hiện

"Mình phải tìm cách đảm bảo hoa đất sét không bị biến dạng khi đắp lên trái dừa thì sản phẩm đến tay khách mới đẹp và bền lâu. Kỹ thuật này gần giống như làm bánh sinh nhật, chỉ khác là sử dụng đất sét chuyên dụng có độ mềm tương tự như kem", Hiền chia sẻ.

Hiền nhờ bạn đặt đất sét từ Trung Quốc, đây là loại đất sét mềm, chuyên để bắt thành cánh hoa, dễ khô khi để ở nhiệt độ phòng và nhẹ như xốp. Ngoài ra, có thể trộn thêm màu acrylic vào đất sét, tạo sự đa dạng về màu sắc cho trái dừa. Năm trước, Hiền bắt đầu trang trí dừa để bán từ ngày 20.12 (âm lịch). Mỗi mùa tết, Hiền có doanh thu hơn 20 triệu đồng từ việc bán dừa trang trí.

Theo Hiền, việc chọn dừa là quan trọng nhất, phải chọn loại già, rám, có hình dáng to, tròn. Nếu dừa quá non thì dễ bị bung cuống và không để được lâu. Dừa già thì sau khi trang trí có thể để được từ 15 ngày đến vài tháng.

Mình đam mê và muốn sáng tạo, tìm tòi những điều mới mẻ, từ đó mang lại giá trị cho sản phẩm thủ công. Nếu ai muốn thử với nghệ thuật này, mình khuyên hãy bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như tập vẽ hoa cơ bản… sau đó kiên trì nâng cao.

"Trái dừa sẽ được đem đi sơn, rồi vẽ trang trí. Mình thường bắt hoa trước để đất sét có thời gian khô, đến khi vẽ trang trí xong thì chỉ cần đính vào để tiết kiệm thời gian. Một cặp dừa thành phẩm có trang trí hoa đất sét mình bán 500.000 - 600.000 đồng. Những năm trước không có đắp hoa từ đất sét thì giá dao động từ 350.000 - 500.000 đồng/cặp", Hiền chia sẻ.

Hiền còn mở lớp dạy vẽ và đắp hoa đất sét lên trái dừa. Hiền từng tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vào năm 2018 nên nắm vững khả năng truyền đạt kiến thức. Với phương pháp giảng dạy chi tiết, Hiền hướng dẫn học viên từng công đoạn từ chọn dừa, xịt sơn, vẽ các mẫu thư pháp và cách bắt hoa đất sét. Những video hướng dẫn của Hiền luôn được cập nhật các mẫu mới để học viên có thể áp dụng trang trí dừa làm quà tết hoặc kinh doanh.

Hoa từ đất sét trông giống như kem trang trí bánh sinh nhật
Hoa từ đất sét trông giống như kem trang trí bánh sinh nhật

"Lớp học của mình không chỉ giúp học viên nắm vững kỹ thuật, mà còn truyền đạt niềm đam mê với nghệ thuật trang trí dừa chưng tết. Mình hy vọng những sản phẩm dừa này sẽ góp phần mang đến không khí tết ấm áp cho mọi nhà", Hiền nói.

Trong tương lai, Hiền dự định phát triển thêm nhiều mẫu hoa đất sét khác để trang trí trên trái dừa. Chàng trai cũng đang nghiên cứu để ứng dụng kỹ thuật này vào các sản phẩm khác như tranh nổi, tạo ra những món quà tặng độc đáo cho khách hàng.

"Mình đam mê và muốn sáng tạo, tìm tòi những điều mới mẻ, từ đó mang lại giá trị cho sản phẩm thủ công. Nếu ai muốn thử với nghệ thuật này, mình khuyên hãy bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như tập vẽ hoa cơ bản… sau đó kiên trì nâng cao", Hiền chia sẻ.

Với sự sáng tạo không ngừng nghỉ, Hiền đã góp phần làm phong phú thêm hình thức kiếm tiền vào dịp tết cho những người trẻ khéo tay.

Đăng ký học lớp trang trí dừa trực tuyến của Hiền, chị Đỗ Thị Thanh Xuân (32 tuổi, ngụ TX.Phước Long, tỉnh Bình Phước) cho biết: "Hiền luôn nhiệt tình, chỉ dẫn chi tiết từ việc chuẩn bị đồ vẽ đến cách bán hàng. Hiền rất có tâm, giúp mình có thêm đam mê và tỉ mỉ hơn trong việc làm các món đồ thủ công. Nhờ Hiền mà mình vẽ đẹp hơn và có thêm thu nhập vào dịp tết".

Theo Nguyễn Điền (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

(GLO)- Ngày nay, khởi nghiệp không còn là vấn đề xa lạ đối với đội ngũ học sinh, sinh viên (HSSV) trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, thúc đẩy và phát huy tinh thần khởi nghiệp trong HSSV sẽ giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm để biến ý tưởng thành hiện thực.

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.
Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

(GLO)- Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, không ít nhạc cụ truyền thống của dân tộc có lúc đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, ở xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn có những người trẻ đam mê chế tác, "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống và lan tỏa đến cộng đồng.
Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Trong lần đến thăm bảo tàng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trương Thanh Tùng (29 tuổi), sinh sống tại H.Hóc Môn (TP.HCM), đã bị cuốn hút bởi một số vật dụng áp dụng nghệ thuật pháp lam. Thế là Tùng đã tìm hiểu và nghiên cứu để làm đồ thủ công, trang sức… áp dụng nghệ thuật này đã được gần 4 năm nay.