Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...

Trả ơn cuộc đời

Nằm dưới chân cầu vượt đường sắt ở TP.Đông Hà (tỉnh Quảng Trị), nơi dòng người qua lại đông đúc và xập xình tiếng tàu hỏa, có quán nước dừa nhỏ rộn tiếng cười, nghe trẻ đánh vần. Đó là nơi Nguyễn Thị Ngọc Huệ (27 tuổi, trú tại P.Đông Lễ, TP.Đông Hà) vừa bán dừa, vừa mở lớp học miễn phí mang tên "Cầu vồng". Học trò gồm những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Sinh ra trong gia đình đông con, bố mất sớm, từ nhỏ Huệ đã quen với cuộc sống tự lập và luôn theo đuổi ước mơ trở thành một giáo viên tiểu học.

"Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên tôi luôn nỗ lực học tập. Hồi trước tôi được rất nhiều thầy cô, bạn bè giúp đỡ, hỗ trợ đủ thứ để có thể đến trường. Tôi rất biết ơn những điều quý giá đó", Huệ chia sẻ.

Huệ trải qua nhiều khó khăn để đạt được ước mơ của mình. ẢNH: BÁ CƯỜNG

Huệ trải qua nhiều khó khăn để đạt được ước mơ của mình. ẢNH: BÁ CƯỜNG

Cũng từ ước mơ thầm kín đó, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, Huệ quay về quê mở lớp học miễn phí với mong muốn giúp đỡ lại những bạn nhỏ đồng cảnh ngộ với mình. Đây là cách mà cô giá trả ơn cuộc đời.

Vừa bán nước dừa, vừa đứng lớp

Lớp học "Cầu vồng" của Nguyễn Thị Ngọc Huệ mở cửa từ tháng 6.2023, dành cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tại đây, bên cạnh truyền dạy kiến thức, Huệ còn chia sẻ với học trò những kỹ năng mềm và cách chia sẻ, đoàn kết với nhau.

Các học trò nhỏ tại lớp học của Huệ. ẢNH: BÁ CƯỜNG

Các học trò nhỏ tại lớp học của Huệ. ẢNH: BÁ CƯỜNG

"Các em nhỏ ở đây có hoàn cảnh rất đặc biệt, gia đình khó khăn. Hiện tại, tôi đang nhận dạy 10 học sinh, duy trì 2 buổi mỗi tuần để các em còn có thời gian đi học ở trường. Với mục đích để các em có thể mở rộng thêm kiến thức, giao lưu cởi mở hơn nên lớp học này hoàn toàn miễn phí", Huệ nói.

Vào hè, Huệ mở lớp ngay tại nhà ở P.Đông Lễ. Đến khi các em nhỏ vào năm học mới, cô gái này chuyển sang dạy tại quán bán dừa của mình ở dưới chân cầu vượt đường sắt TP.Đông Hà, để thuận lợi cho việc buôn bán và đứng lớp.

Lớp học chỉ có bàn ghế nhựa, chiếc bảng nhỏ, kệ sách làm từ giỏ đựng trái cây... nhưng lại luôn tràn đầy tiếng cười của cô và trò.

Không chỉ học chữ, các em còn được cô giáo Huệ chỉ dạy các kỹ năng mềm. ẢNH: BÁ CƯỜNG

Không chỉ học chữ, các em còn được cô giáo Huệ chỉ dạy các kỹ năng mềm. ẢNH: BÁ CƯỜNG

"Mới đây, tôi tổ chức cho học sinh dã ngoại và tự tay làm những món quà trung thu tặng cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh tạo môi trường cho học sinh, đây còn là nơi để các em học được cách yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau", chị Huệ nói.

Tên gọi của lớp học là "Cầu vồng", cũng có ý nghĩa riêng. Mỗi mảnh đời mang một màu sắc và sẽ rất khó để nổi bật khi màu sắc đó chỉ "đứng" một mình. Chỉ khi kết hợp lại với nhau mới có thể tạo ra một cầu vồng rực rỡ. Huệ nghĩ vậy nên khởi động một hành trình kết nối.

Lâu nay, Nguyễn Thị Ngọc Huệ chưa từng từ chối bất cứ một hoàn cảnh nào. Cứ có phụ huynh đưa con đến, ngỏ ý muốn được giúp đỡ đều nhận lại cái gật đầu từ cô gái trẻ.

Lớp học của chị Huệ luôn đầy ắp tiếng cười. ẢNH: BÁ CƯỜNG

Lớp học của chị Huệ luôn đầy ắp tiếng cười. ẢNH: BÁ CƯỜNG

"Học ở lớp cô Huệ, em rất vui. Cô dạy cho chúng em nhiều thứ, từ môn toán, tiếng Việt cho đến cách làm phao cứu sinh để biết cách bảo vệ mình. Chúng em rất quý cô", Nguyễn Thanh Phương, học sinh tại lớp học "Cầu vồng", chia sẻ.

Trái tim ấm áp của cô gái trẻ Nguyễn Thị Ngọc Huệ đang đập những nhịp đập nồng hậu. Lớp học bình dị, trong một "không gian" cũng bình dị không kém là quán nước dừa dưới chân cầu vượt đường sắt, nhưng lại đang nuôi dưỡng những giấc mơ đẹp. Giấc mơ đầy màu sắc của cầu vồng sau mưa.

Theo Bá Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.

Trao yêu thương đầu năm mới

Trao yêu thương đầu năm mới

(GLO)- Ngay khi năm mới 2025 vừa sang, nhiều hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tinh thần trao yêu thương đầu năm mới chính là lời cam kết đầy tình người, rằng không ai bị bỏ lại phía sau.

Lan tỏa tình yêu đất nước cho thế hệ trẻ từ công trình “Đường cờ Tổ quốc”

Lan tỏa tình yêu đất nước cho thế hệ trẻ từ công trình “Đường cờ Tổ quốc”

(GLO)- Nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân, đặc biệt là các bạn trẻ, một số tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã thực hiện công trình “Đường cờ Tổ quốc”, “Đường cờ Đảng” tại các thôn, làng. 

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Gắn với nghiệp “gieo chữ”, những giáo viên vùng cao, giảng viên trẻ chung bầu nhiệt huyết, họ luôn giữ và thắp lên ngọn lửa tri thức, mang ánh sáng, trao những yêu thương, truyền cảm hứng gieo hy vọng cho bao thế hệ học trò vững vàng tiến bước.