Kiếm tiền nhờ chụp ảnh bằng... điện thoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với chiếc điện thoại thông minh, Trần Duy Khánh (23 tuổi, ngụ H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã kiếm thêm thu nhập đáng kể từ việc chụp ảnh thuê cho nhiều bạn trẻ.

Biến đam mê thành nghề tay trái

Một ngày cuối tháng 12, không khí tại bến Ninh Kiều (P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) trở nên nhộn nhịp khi xuất hiện nhiều bạn trẻ "lên đồ" chụp ảnh chuẩn bị tết. Đi cùng các nam thanh nữ tú là những thợ chụp ảnh với đủ loại máy ảnh, có lẽ chỉ có Trần Duy Khánh là chụp ảnh bằng điện thoại thông minh.

Khánh cho biết bản thân rất thích chụp ảnh và làm những việc liên quan tới nghệ thuật nên đã theo học ngành truyền thông đa phương tiện của Trường ĐH FPT Cần Thơ. Tại đây Khánh đã được học kiến thức, kỹ thuật về nhiếp ảnh bằng máy ảnh cơ. Khi tốt nghiệp, Khánh làm công việc theo dạng freelancer (tự do), giúp anh có thời gian dành cho đam mê chụp ảnh.

Trần Duy Khánh tự mình làm hết những việc phụ trợ trong các show chụp ảnh
Trần Duy Khánh tự mình làm hết những việc phụ trợ trong các show chụp ảnh

Tuy nhiên, thay vì sử dụng máy cơ như đã học, Khánh lại thử nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại di động. Những người bạn chính là khách hàng đầu tiên của chàng trai này. "Ban đầu, mình chỉ chụp chơi với các bạn, cốt để thỏa đam mê và làm kỷ niệm. Song sau đó nhận được nhiều nhận xét tích cực nên mình thử đăng vài bức ảnh lên một nhóm trên mạng xã hội. Không ngờ đó lại là cơ duyên đưa mình tới công việc này, vì có nhiều người nhắn tin tìm hiểu, đăng ký thuê mình chụp", Khánh kể lại.

Những bộ ảnh được Khánh chia sẻ trên kênh TikTok cá nhân và nhiều bài chia sẻ trở thành xu hướng, qua đó được nhiều người biết đến hơn nữa. Thấy đây là cơ hội tốt nên anh đã đầu tư nhiều hơn để biến việc chụp ảnh thành nghề tay trái. "Hiện nay nhiều bạn trẻ có sở thích chia sẻ hình ảnh của mình lên mạng xã hội. Việc thuê thợ chụp bằng máy ảnh với giá cao là một trở ngại đối với các bạn, nhất là sinh viên. Có lẽ vì vậy mà không ít bạn trẻ đã chọn chụp ảnh bằng điện thoại vì khâu xử lý nhanh, đặc biệt là giá mềm hơn", Khánh chia sẻ.

Có chiến lược riêng để thu hút khách hàng

Khánh bắt đầu nhận chụp ảnh cho khách từ tháng 11.2023, và chỉ sau 3 tháng đã có một lượng khách tương đối ổn định. Biết chụp ảnh bằng điện thoại di động thì chất lượng khó thể bằng máy cơ, nên anh đã chủ động vạch ra "chiến lược" riêng để thu hút khách hàng. Ngoài số lượng ảnh "cứng" giao cho khách như đã thỏa thuận, anh còn quay video, chụp thêm ảnh tặng miễn phí để khách nhớ tới mình.

Khánh khá đắt show trong những ngày cuối năm
Khánh khá đắt show trong những ngày cuối năm

Khánh cho biết mức giá chụp cá nhân là 250.000 đồng/bộ ảnh, couple (ảnh đôi) là 350.000 đồng/bộ, còn chụp ảnh nhóm thì giá sẽ cao hơn. Mỗi buổi chụp, Khánh tự chuẩn bị đạo cụ cần thiết, tự xử lý tấm hắt sáng (phản quang) chứ không có ê kíp hỗ trợ. Nhờ đó, mỗi tháng chàng trai quê Hậu Giang kiếm thêm được khoảng 4 - 5 triệu đồng từ nghề tay trái này. Cộng với 2 công việc chính, Khánh có thu nhập khá ổn.

Để nâng cao chất lượng ảnh, Khánh áp dụng kiến thức về lựa chọn góc chụp, kết hợp chỉnh sửa, phối màu trang phục, khai thác bối cảnh để cho ra một bức ảnh ấn tượng. Sự hài lòng của khách phần lớn nhờ sự sáng tạo, linh hoạt, đưa ra ý tưởng mới mẻ của Khánh khi hướng dẫn khách tạo dáng. "Điều này đòi hỏi mình phải nghiên cứu thật kỹ nơi khách muốn chụp, nhất là những địa điểm mới. Mình phải vừa học hỏi trên internet vừa suy nghĩ những góc khai thác mới để tạo dấu ấn riêng", Khánh nói.

Một trong những bức ảnh Khánh chụp cho khách bằng điện thoại di động
Một trong những bức ảnh Khánh chụp cho khách bằng điện thoại di động

Chị Lý Diễm My (33 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cho biết đã theo dõi Khánh khá lâu. Ảnh Khánh chụp bằng điện thoại nhưng chất lượng, khung ảnh đẹp chẳng thua gì máy cơ. Thế nên chị đã "chọn mặt gửi vàng" để chụp bộ ảnh tết cùng bạn bè và gia đình.

Chị My vui vẻ nói: "Cái hay của Khánh là biết được góc chụp nào đẹp để tôn lên gương mặt, khung cảnh. Nhiều người hay bị bối rối, ngại ngùng khi tạo dáng chụp ảnh; nhưng nhờ sự nhiệt tình, vui vẻ và sáng tạo của Khánh đã trở nên tự tin, thoải mái hơn. Riêng nhóm của tôi có nhiều người đã 2 - 3 lần thuê Khánh chụp ảnh, vì đánh giá cao gu thẩm mỹ cũng như "máu" nghệ thuật của bạn ấy".

Theo Thanh Duy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với phòng tập gym

Cô gái gen Z khởi nghiệp với phòng tập gym

(GLO)- Trong bối cảnh ngày càng nhiều người chú trọng đến sức khỏe và lối sống năng động, cô gái gen Z Nguyễn Vi Thảo (24 tuổi; trú tại 141 Trần Quý Cáp, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã quyết định khởi nghiệp bằng việc mở phòng tập gym mang tên F24 Training.

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

(GLO)- Ngày nay, khởi nghiệp không còn là vấn đề xa lạ đối với đội ngũ học sinh, sinh viên (HSSV) trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, thúc đẩy và phát huy tinh thần khởi nghiệp trong HSSV sẽ giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm để biến ý tưởng thành hiện thực.

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

(GLO)- Không chỉ có nhiều đóng góp cho phong trào chạy bộ ở Gia Lai, anh Nguyễn Thanh Tâm-Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp sự kiện và Thể thao Tâm Nguyễn (210 Nguyễn Viết Xuân, TP. Pleiku) còn được mọi người biết đến bởi tấm lòng nhân hậu.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.
Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

(GLO)- Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, không ít nhạc cụ truyền thống của dân tộc có lúc đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, ở xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn có những người trẻ đam mê chế tác, "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống và lan tỏa đến cộng đồng.