Cựu chiến binh Đak Đoa gương mẫu trong phát triển kinh tế, giúp nhau xóa nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”, các cấp Hội cựu chiến binh (CCB) huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) có nhiều cách làm sáng tạo trong giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế tế giỏi. Nhờ đó, tỷ lệ hộ hội viên CCB khá, giàu hiện chiếm 51%, hộ hội viên nghèo còn 2,8%.

Sở hữu 12ha cà phê và cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Hữu Nhớ-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn Đak Đoa thu nhập hàng tỷ đồng. Ông Nhớ chia sẻ: ½ diện tích vườn cây được trồng từ những năm 1994 đã già cỗi, năng suất giảm, do đó gia đình đã tái canh. Diện tích còn lại, năm vừa rồi, gia đình thu hơn 24 tấn cà phê nhân, bán với giá 95-100 ngàn đồng/kg. Gia đình đang tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với thu nhập 6 triệu đồng/tháng/người và 20-30 lao động thời vụ mỗi năm.

Sở hữu 12 ha cà phê và kinh doanh cửa hàng đồ gia dụng, mỗi năm gia đình cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhớ thu nhập hàng tỷ đồng. Ảnh: P.D

Sở hữu 12 ha cà phê và kinh doanh cửa hàng đồ gia dụng, mỗi năm gia đình cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhớ thu nhập hàng tỷ đồng. Ảnh: P.D

Hội CCB thị trấn Đak Đoa có 327 hội viên. Qua thống kê, số hội viên khá, giàu chiếm trên 60%; không còn hội viên nghèo, chỉ còn 2 hội viên cận nghèo. Ông Nhớ cho biết, Hội luôn động viên cán bộ, hội viên nêu cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế và tích cực giúp nhau vượt qua khó khăn. Trong đó, 13/13 chi hội đều có quỹ chi hội và tổng nguồn quỹ của Hội hiện tại hơn 1 tỷ đồng, bình quân trên 3,3 triệu đồng/hội viên. "Nguồn quỹ được các chi hội sử dụng cho hội viên vay với lãi suất thấp. Số tiền lãi được chi hội dùng cho việc thăm hỏi, giúp đỡ hội viên lúc khó khăn. Vì nhu cầu vay trong hội viên còn cao nên các chi hội đều thống nhất tiếp tục duy trì việc đóng quỹ nội bộ”-Chủ tịch Hội CCB thị trấn Đak Đoa cho biết thêm.

Hội CCB xã Đak Krong hiện có 195 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 8 chi hội. Nhằm thúc đẩy phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, Hội đã phân công cán bộ, hội viên có điều kiện kinh tế, có kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn...giúp đỡ những hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, vận động hội viên đóng góp quỹ nội bộ với tổng số tiền gần 512 triệu đồng, tạo điều kiện cho 28 hội viên vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế. Đến nay, tỷ lệ hội viên khá, giàu trên địa bàn xã chiếm 43,54%; tỷ lệ hội viên nghèo còn 0,01%.

Đặc biệt, để chia sẻ khó khăn với những trẻ em kém may mắn, từ năm 2021 đến nay, Hội CCB huyện đã triển khai và duy trì có hiệu quả mô hình “Đồng hành cùng cháu đến trường”. Có 10 Hội CCB xã, thị trấn đang nhận giúp đỡ 11 cháu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Tấu-Phó Chủ tịch Hội CCB thị trấn Đak Đoa bày tỏ: “Cả hai trường hợp Hội nhận giúp đỡ đều ở thôn Hlâm, học lớp 3. Mỗi tháng, Hội hỗ trợ 300 ngàn đồng/cháu và giúp trong 9 tháng của năm học. Ngoài ra, vào các ngày lễ, Tết và khai giảng năm học mới, Hội cũng có những phần quà động viên các cháu. Tiền, quà do hội viên đóng góp và Hội kêu gọi, vận động từ các Mạnh Thường Quân. Dự kiến, Hội sẽ giúp đến khi 2 cháu học xong bậc Tiểu học sẽ chuyển sang các cháu khác. Tuy nhiên, nếu gia đình các cháu còn khó khăn thì Hội sẽ tiếp tục đồng hành. Hy vọng các cháu sẽ có thêm động lực để vươn lên trong học tập”.

Cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh huyện Đak Đoa tham quan mô hình phát triển kinh tế của hội viên cựu chiến binh trên địa bàn thị trấn. Ảnh: P.D

Cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh huyện Đak Đoa tham quan mô hình phát triển kinh tế của hội viên cựu chiến binh trên địa bàn thị trấn. Ảnh: P.D

Về phía Hội CCB xã Đak Krong đang nhận giúp đỡ 1 trường hợp ở làng Đê Klanh. Ông Nguyễn Xuân Ngát-Chủ tịch Hội CCB xã Đak Krong cho hay, mô hình “Đồng hành cùng cháu đến trường” được Hội xây dựng năm 2022 và hỗ trợ đều đặn số tiền 3 triệu đồng/năm. Mặt khác, Hội vận động Câu lạc bộ “Cựu chiến binh sản xuất-kinh doanh giỏi” xã ủng hộ 9,5 triệu đồng mua 5 con dê bách thảo giúp đỡ hội viên Mlong (thôn Đê Hoch) vươn lên thoát nghèo. Đàn dê của gia đình hiện đã tăng lên 11 con.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Nga-Chủ tịch Hội CCB huyện Đak Đoa-thông tin: Toàn huyện có 17 hội cơ sở xã, thị trấn với 1.996 hội viên; trong đó hơn 86% hội viên sản xuất nông nghiệp. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”, các cấp Hội từ huyện đến cơ sở đều năng động, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện. Các cơ sở Hội đều có thành viên thuộc Câu lạc bộ “Cựu chiến binh sản xuất-kinh doanh giỏi” cấp huyện. Mô hình góp quỹ giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế tiếp tục được hưởng ứng rộng rãi trong tổ chức Hội và các câu lạc bộ; nhờ đó, nguồn quỹ tăng nhanh, bình quân 0,85 triệu đồng/hội viên (năm 2019) lên 1,48 triệu đồng/hội viên (năm 2023).

Cũng theo Chủ tịch Hội CCB huyện Đak Đoa, có 7 tổ chức cơ sở hội không còn hội viên nghèo. Đời sống hội viên không ngừng được nâng cao. Cụ thể, tỷ lệ hội viên khá, giàu tăng từ 38,3% (năm 2019) lên 51% (năm 2023); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4,8% (năm 2019) xuống còn 2,8% (năm 2023). Bên cạnh đó, từ năm 2019 đến nay, hội viên CCB trong huyện đã hiến 11.141 m2 đất, đóng góp gần 1,2 tỷ đồng và trên 11.500 ngày công làm đường giao thông nông thôn, đào vét kênh mương nội đồng, xây dựng các công trình công cộng...

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211 đồng hành cùng bệnh nhân khó khăn

Bệnh viện Quân y 211 đồng hành cùng bệnh nhân khó khăn

(GLO)- Ngày 5-7, sau ca phẫu thuật nối bàn chân phải bị đứt lìa, bệnh nhân Xuăk (làng Trek, xã Kdang) đã tỉnh táo, giao tiếp tốt. Dù còn đau đớn nhưng nhìn bàn chân được nối thành công bước đầu, chị Xuăk vô cùng cảm kích tấm lòng đồng hành vì người bệnh của các y-bác sĩ Bệnh viện Quân y 211.

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, đời sống gia đình bà Đinh Bom đã thay đổi nhanh chóng với thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng. Ảnh: N.Q

Khởi sắc làng Tơ Drăh

(GLO)-Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc và đạt chuẩn nông thôn mới.

null