Chung tay bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- 1. Sinh thời, Bác Hồ khẳng định rằng: Một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang. Đối với gia đình, Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng. Đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, nhân dân hưởng ứng. Phụ lão làm, nhân dân làm theo.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ thường xuyên nhắc nhở mọi người phải cung kính với các cụ già. Điều đặc biệt và hiếm có một nhà lãnh đạo, một chính khách trên thế giới, có tầm tư duy chiến lược, khoa học, sâu sắc và toàn diện về sự kính trọng, tinh thần, ý chí, vị trí, vai trò và tin tưởng ở lớp người cao tuổi như Bác Hồ của chúng ta.

Theo truyền thống văn hóa và phong tục cổ truyền của dân tộc, cứ vào dịp đầu năm mới, các địa phương, gia đình, dòng họ lại tổ chức lễ mừng thọ cho người cao tuổi (NCT). Những dịp này, Bác Hồ đều gửi thư chúc thọ, tặng quà, động viên các bậc cao niên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng NCT đối với Bác.

Những ngày mới về nước năm 1941 ở Pác Bó (Cao Bằng), Bác Hồ thường căn dặn cán bộ: “Muốn làm cách mạng thành công phải có lực lượng lớn mạnh. Muốn có lực lượng lớn mạnh phải có đoàn kết. Để đoàn kết rộng rãi, các chú đến đâu cũng phải kính già, yêu trẻ”. Người khẳng định NCT Việt Nam có một tinh thần và chí khí đặc biệt: “Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn”.

Ngày 6-6-1941, Người viết lời hiệu triệu “Kính cáo đồng bào” kêu gọi các bậc phụ huynh, hiền nhân, chí sĩ, cùng toàn dân đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp, Nhật. Trong “Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão”, Người nêu rõ: “Trách nhiệm của các cụ phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng, đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Đất nước bị mất, phụ lão cứu. Đất nước suy sụp phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề”.

eb5a26f57895c1cb9884-9025.jpg
Người cao tuổi TP. Pleiku về thăm Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh Gia Lai tại xã Krong (huyện Kbang). Ảnh: Đ.M.P

2. Người cao tuổi nước ta là vốn quý của dân tộc, là lực lượng quan trọng của đất nước, là rường cột của gia đình và xã hội Việt Nam. Người cao tuổi của 54 dân tộc anh em trên khắp đất nước Việt Nam không chỉ là những người lao động cần cù, sáng tạo, góp phần xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam, mà còn là những nhân chứng của lịch sử. Rất nhiều người đã trực tiếp góp phần làm nên lịch sử của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, xứng đáng với 18 chữ vàng mà Trung ương Đảng tặng cho NCT Việt Nam: “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Hiện nay, nước ta có hơn 17 triệu NCT (chiếm gần 17% dân số cả nước); trong đó, có 2.612.300 người hơn 80 tuổi. Trong bối cảnh dân số nước ta đang già hóa nhanh, tỷ lệ NCT sẽ còn tiếp tục tăng hơn về số lượng và tỷ trọng. Thiết nghĩ, các cơ quan ban ngành đoàn thể cần tuyên truyền vận động toàn dân chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho NCT, coi đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Theo đó, tổ chức thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công với nước. Phát huy uy tín, kinh nghiệm của NCT trong xã hội, cộng đồng và gia đình. Kính trọng, bảo vệ, chăm sóc, có cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để chăm lo và phát huy vai trò của NCT; khuyến khích NCT tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội. Xây dựng môi trường thân thiện với NCT; có chính sách bảo trợ, giúp đỡ NCT gặp khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa.

3. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có trên 150.117 NCT, chiếm tỷ lệ gần 9% so với tổng dân số của tỉnh. Toàn tỉnh có 220 Hội NCT, 1.576 chi hội, 1.850 tổ hội với 123.500 hội viên/139.259 NCT (chiếm 88,68%); 220 Hội cơ sở có quỹ chăm sóc và phát huy vai trò của NCT.

Đặc biệt, toàn tỉnh có 1.205 NCT là chủ trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh; 13.530 NCT làm kinh tế giỏi; số NCT tham gia công tác xã hội (công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể) là 15.350 người.

Thời gian qua, việc thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ đối với NCT được thực hiện đảm bảo, kịp thời, đúng quy định, đã góp phần nâng cao chất lượng sống của NCT trên địa bàn tỉnh. Hầu hết NCT khi ốm đau được khám chữa bệnh và chăm sóc của gia đình, cộng đồng. Thực hiện phong trào thi đua “Tuổi cao-gương sáng”, nhiều NCT đã tích cực tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập; tham gia công tác xã hội theo điều kiện sức khỏe của mình.

z5884934376502-1f77447e711e45bbcfc888d3e544ad2f-7098-3340-2853.jpg
Người cao tuổi được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa-văn nghệ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Ảnh: Vũ Chi

Bên cạnh đó, các loại hình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thể dục dưỡng sinh, bóng chuyền hơi rèn luyện sức khỏe NCT ở cấp xã, thị trấn được tổ chức thường xuyên, góp phần chung tay vào công tác chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho NCT. Theo đó, toàn tỉnh hiện có 270 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao dành cho NCT với 11.920 người tham gia.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng sống của NCT, ngày 31-3-2022, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần cho NCT; phát huy vai trò, trí tuệ, kinh nghiệm của NCT, tham gia các hoạt động về kinh tế, văn hóa, thể dục, thể thao và các hoạt động phù hợp với tuổi tác, sức khỏe, nhu cầu và khả năng của NCT.

Song song với đó là phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ chăm sóc NCT, chú trọng NCT khuyết tật, NCT thuộc diện nghèo, cô đơn, NCT dân tộc thiểu số; nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác chăm sóc NCT, thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội cho NCT, đảm bảo theo đúng quy định.

Cụ thể, tỉnh đặt mục tiêu có 50% NCT có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm; ít nhất 50 NCT có nhu cầu tìm việc được Trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm của tỉnh tư vấn, giới thiệu việc làm; 100% số xã, phường, thị trấn có các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của NCT, thu hút ít nhất 50% NCT tham gia luyện tập thể dục, thể thao; 10% NCT tham gia văn hóa, văn nghệ ở cộng đồng.

Tỉnh phấn đấu có ít nhất 20% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình câu lạc bộ khác chăm sóc và phát huy vai trò NCT (có ít nhất 45 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau ở xã, phường, thị trấn được thành lập) thu hút ít nhất 50% NCT trên địa bàn tham gia. 80% xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT.

98% NCT có thẻ bảo hiểm y tế; ít nhất 90% NCT được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe. 100% NCT khi ốm đau, dịch bệnh được khám chữa bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình, cộng đồng và xã hội. 50% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, bệnh viện phục hồi chức năng), bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho NCT tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho NCT và 50% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh có khoa lão khoa. Hàng năm, ít nhất 80% NCT có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới nhiều hình thức khác nhau.

Nêu lên một số chỉ tiêu phấn đấu trong việc bảo vệ, chăm sóc NCT mà tỉnh ta đề ra trong giai đoạn 2022-2025 để thấy sự quan tâm của cả hệ thống chính trị trong công tác này. Tuy nhiên, trên thực tế việc nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò NCT của không ít tổ chức chính trị-xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương chưa đúng mức. Tại các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, nhiều cụ già còn gặp khó khăn về đời sống vật chất và tinh thần chưa được điều tra, thống kê cụ thể để có chính sách hỗ trợ từ chính quyền, đoàn thể và cộng đồng.

Mặt khác, ngành chức năng cũng cần sớm có chủ trương kêu gọi đầu tư xây dựng các cơ sở bảo trợ xã hội chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT khi mà đời sống lao động xã hội ngày càng phát triển; áp lực cho gia đình, dòng họ trong việc chăm sóc, bảo vệ NCT tăng lên.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.