Người cao tuổi: Vốn quý của gia đình và xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Không để tuổi tác “kéo lùi”, nhiều người cao tuổi (NCT) vẫn có những đóng góp thiết thực cho gia đình và xã hội theo những cách khác nhau. Họ là vốn quý cần trân trọng, phát huy.

Tuổi già “đáng mơ ước”

Sau khi cơn bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại nặng nề đối với đồng bào miền Bắc, bà Nguyễn Thị Hưng (86 tuổi, 2A Tăng Bạt Hổ, TP. Pleiku) đã đến trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh để trực tiếp đóng góp 15 triệu đồng từ tiền lương hưu của mình.

“Năm nay, thiên tai nặng nề quá, mình giúp được chút nào hay chút đó. Nghe cơ quan MTTQ phát động hỗ trợ, mình có ít tiền lương hưu nên góp một phần nhỏ, có đáng gì đâu”-bà Hưng chia sẻ.

Được biết, bà Hưng là vợ ông Lê Tiên-một cán bộ tiền khởi nghĩa đã qua đời cách đây gần chục năm. Ông bà dành cả thanh xuân cho cách mạng, giờ đây vẫn mong góp sức cho đồng bào, đất nước.

ba-nguyen-thi-hung-co-mot-tuoi-gia-ma-nhieu-nguoi-mo-uoc-do-la-suc-khoe-su-tu-chu-ve-tai-chinh-va-co-the-chia-se-nhung-gi-minh-co-cho-cong-dong-anh-phuong-duyen-5317.jpg
Bà Nguyễn Thị Hưng có một tuổi già mà nhiều người mơ ước, đó là sức khỏe, sự tự chủ về tài chính và có thể chia sẻ những gì mình có cho cộng đồng. Ảnh: Phương Duyên

Đến thăm nhà, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy gần chục cuốn sách để sẵn trên ghế sofa được bà Hưng xem như bầu bạn. Lướt qua thì thấy đều là những tựa sách về các nhân vật và sự kiện lịch sử như: “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên”, “Võ Văn Kiệt-Trăm năm trong một chữ dân”, “Mùa chinh chiến ấy”…

Bà Hưng cho hay, việc đọc sách báo là thói quen mỗi ngày, cứ khoảng 2-3 ngày là xong 1 cuốn. Mỗi sáng, bà duy trì thói quen đi bộ tập thể dục, ăn uống điều độ. Vì vậy, bà vẫn giữ được sức khỏe thể chất, tinh thần khỏe khoắn. Những thói quen của người trẻ như dùng điện thoại thông minh hay mạng xã hội cũng không xa lạ với bà.

Đặc biệt, hàng năm, bà đều dành khoảng 10 triệu đồng tặng quà cho người già neo đơn, trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh và chùa Bảo Châu (TP. Pleiku). Bà đang có một tuổi già mà nhiều người mơ ước: gần 90 tuổi nhưng khỏe mạnh, có tiền tiết kiệm, không những tự lo cho bản thân mà còn có thể chia sẻ những gì mình có với cộng đồng.

Ông Nguyễn Đình Phú (làng Hố Lang, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) cũng là người được ngưỡng mộ bởi có một tuổi già “chất lượng”. Ở tuổi 72, người lính từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và góp sức giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot hiện đang đảm trách vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Cà phê Tân Nông Nguyên. Năm 2023, ông là 1 trong 4 NCT của tỉnh tham dự hội nghị NCT làm kinh tế giỏi toàn quốc lần thứ IV.

ong-nguyen-dinh-phu-nhanh-nhay-dau-tu-may-moc-de-san-xuat-rang-xay-ca-phe-dac-san-anh-pd-3874.jpg
Ông Nguyễn Đình Phú (làng Hố Lang, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) đã nhanh nhạy đầu tư máy móc để sản xuất, rang xay cà phê đặc sản. Ảnh: P.D

Đến nay, gia đình ông Phú sở hữu 17 ha cà phê trồng xen 300 cây sầu riêng, hơn 2.000 cây gáo vàng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, chưa kể trang trại chăn nuôi khép kín với 80 con heo sinh sản và 500 con heo thịt. Dù vậy, ông không vội hài lòng với cơ ngơi đang có mà luôn tìm hướng đi mới. Khoảng 3 năm trở lại đây, lão nông này còn nhanh nhạy chuyển hướng sang sản xuất cà phê đặc sản cung cấp cho các thương hiệu lớn trong và ngoài tỉnh.

Ông Phú tự hào cho hay: Mỗi năm, trang trại của gia đình cung cấp cho thị trường khoảng 35 tấn cà phê đặc sản với đặc điểm toàn bộ đều hái chín. Mỗi năm, ông thu về lợi nhuận 2-3 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động địa phương và việc làm thời vụ cho hàng chục nhân công khác.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Phú còn là Bí thư Chi bộ gương mẫu. Ông cũng lăn xả với công tác khuyến học khi thấy nhiều trường hợp chỉ học hết lớp 9 là nghỉ. Mỗi năm, ông chi ra 50-60 triệu đồng để tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó với mong mỏi giúp các em thành người có ích cho xã hội.

Chia sẻ về động lực để cùng lúc hoàn thành tốt nhiều việc khác nhau, ông Phú mỉm cười: “Cao tuổi nhưng còn sức khỏe thì phải làm, phải cống hiến, làm gương cho con cháu. Có vậy mình nói chúng nó mới nghe”.

“Đại thụ” của buôn làng

Tại làng Kte Lớn A (xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện), nói đến NCT uy tín, bà con nhắc ngay cái tên Đinh Nhiêu. Ông Nhiêu từng kinh qua nhiều chức vụ như: Bí thư Đảng ủy xã Ia Yeng, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Ia Yeng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện... Giờ đây, ở tuổi 70, ông vẫn đau đáu nỗi niềm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Là người cấp tiến trong cộng đồng, từ hàng chục năm trước, ông Nhiêu đã tiên phong dẫn nước về làng và hướng dẫn người dân làm lúa nước, nâng cao thu nhập.

Ông còn là người có công lớn trong việc vận động người dân xóa bỏ hủ tục chôn chung, thay đổi tập quán chăn nuôi thả rông, nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ô nhiễm môi trường. Đến nay, từ sự kiên trì vận động của ông, hơn 90% hộ dân trong làng đã di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn.

ong-dinh-nhieu-giua-van-dong-nguoi-dan-lang-kte-lon-a-thay-doi-tap-tuc-lac-hau-no-luc-bao-ton-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-anh-phuong-duyen-392.jpg
Ông Đinh Nhiêu (giữa) vận động người dân làng Kte Lớn A thay đổi tập tục lạc hậu, nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ảnh: Phương Duyên

Những tập tục bám rễ lâu đời trong nếp sống của người dân tưởng chừng không thể thay đổi thì ông Đinh Nhiêu đều vận động thành công bằng uy tín cá nhân cũng như sự nỗ lực tiên phong thực hiện.

Ông kể: Hồi trước, dân làng quan niệm nếu để người chết làng khác đi qua làng mình thì sẽ xui xẻo. Vì vậy, bà con không cho đám tang làng lân cận ngang qua làng Kte Lớn A để đến nghĩa trang trong xã mà phải đi đường vòng.

Thấy rõ mối bất hòa do mê tín dị đoan, ông đứng ra vận động, thuyết phục người dân trong làng. Trước thái độ kiên quyết cùng những lời giải thích thấu tình đạt lý của ông, bà con dần hiểu ra và thay đổi suy nghĩ.

Ông Nhiêu cũng thường xuyên phối hợp bám nắm địa bàn, quản lý các đối tượng có tư tưởng lệch lạc, dễ bị kích động. Những lần họp làng, ông nhắc nhở bà con nêu cao tinh thần cảnh giác trước những lời phỉnh dụ trốn ra nước ngoài, “không làm cũng có ăn”.

Ông còn nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar thông qua việc phối hợp dạy cồng chiêng cho thanh-thiếu nhi trong xã. Lúc rảnh rỗi, ông tìm niềm vui bình dị trong việc đan gùi và truyền dạy cho lớp con cháu. Cây “đại thụ” Đinh Nhiêu bao dung tỏa bóng che chở dân làng suốt bao năm qua.

ban-dai-dien-hoi-nct-tinh-khen-thuong-nct-san-xuat-kinh-doanh-gioi-giai-doan-2018-2023-anh-phan-lai-6170.jpg
Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh trao giấy chứng nhận cho người cao tuổi làm kinh tế giỏi cấp tỉnh giai đoạn 2018-2023. Ảnh: P.L

Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội NCT trong tỉnh đã phối hợp với các tổ chức thăm hỏi, chúc Tết, mừng thọ và tặng quà hơn 10.000 hội viên với tổng trị giá hơn 7,3 tỷ đồng. Toàn tỉnh có trên 400 câu lạc bộ dành cho NCT; riêng số lượng CLB liên thế hệ phát triển nhanh, từ 20 (năm 2023) lên 40 câu lạc bộ. Năm 2023, Ban Đại diện Hội NCT tỉnh tổ chức thành công hội nghị biểu dương NCT sản xuất kinh doanh giỏi toàn tỉnh; cuối năm 2024 dự kiến tổ chức hội nghị biểu dương NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Những điển hình sống động nêu trên khẳng định NCT là vốn quý của gia đình và xã hội.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Thành Nuôi-Phó Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh-nhận định: “Người cao tuổi đóng góp tiếng nói và hành động cụ thể, trách nhiệm trên nhiều lĩnh vực như vận động góp sức xây dựng nông thôn mới, hiến đất làm đường, hòa giải mâu thuẫn ở khu dân cư, giữ gìn trật tự an toàn xã hội…

Trong gia đình, NCT có tiếng nói trọng lượng trong giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa để con cháu tiếp nối.

Trước sự phát triển chung của xã hội, NCT không phải cứ nghỉ hưu hay đến 60 tuổi là “rút lui” mà vẫn tiếp tục cống hiến. Họ là vốn quý cần được coi trọng và phát huy”. Đây cũng là mục tiêu mà Ban Đại diện Hội NCT tỉnh hướng tới nhân Ngày Quốc tế NCT (1-10), Tháng hành động vì NCT hàng năm.

Cũng theo ông Nuôi, Ban Đại diện Hội NCT tỉnh phối hợp tư vấn, hướng dẫn kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh, mạng xã hội cho hội viên. “Đó là cách giúp NCT tiếp cận công nghệ thông tin, kiến thức, kỹ năng. Một khi các thế hệ có sự chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau sẽ tạo nên sự kết nối, kế thừa trong truyền thống gia đình, giúp NCT phát huy tốt nhất vai trò của mình”-ông Nuôi khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.