Chư Pưh: Cán bộ, đảng viên giúp dân thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Pưh (tỉnh GIa Lai) đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác giảm nghèo. Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai có hiệu quả phong trào “Cán bộ, đảng viên giúp dân thoát nghèo”.

Bà H'Điệp-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Don-cho biết: Để công tác giảm nghèo đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm, xã đã tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể từng hộ nghèo. Từ đó, chọn các hộ có khả năng thoát nghèo trong năm để phân công cán bộ, đảng viên phụ trách giúp đỡ, đồng thời tập trung nguồn lực giúp các gia đình thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, những năm qua, xã luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo huyện giao.

Không chỉ thoát nghèo, vợ chồng anh Rmah Uân đã làm được căn nhà mới khá khang trang. Ảnh: Q.T

Không chỉ thoát nghèo, vợ chồng anh Rmah Uân đã làm được căn nhà mới khá khang trang. Ảnh: Q.T

Đến thăm cơ ngơi của gia đình anh Rmah Uân (làng Ia Khưng, xã Chư Don), chúng tôi không khỏi bất ngờ khi biết chỉ cách đây hơn 2 năm, gia đình anh là hộ nghèo. Ông Hà Tấn Phát-Bí thư Chi bộ làng Ia Khưng, người phụ trách giúp đỡ hộ anh Uân-cho hay: “Khi mới lập gia đình ra ở riêng, anh Uân chỉ có 4 sào đất rẫy và 2 sào lúa nước được bố mẹ cho làm vốn. Vì vậy, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ từ các nguồn lực giảm nghèo của địa phương, vợ chồng anh Uân luôn có ý thức chịu khó làm lụng, tích góp. Hiện nay, gia đình anh không những thoát nghèo mà còn là một trong những hộ có kinh tế vững tại địa phương”.

Trò chuyện cùng chúng tôi trong căn nhà khang trang còn thơm mùi sơn có trị giá gần 250 triệu đồng, anh Uân không giấu được sự phấn khởi. Anh vui vẻ kể: “Vợ chồng mình còn trẻ nên phải cố gắng làm ăn, phát triển kinh tế để con cái được chăm sóc, học hành tốt hơn. Do đó, sau khi được ngân hàng cho vay ưu đãi 50 triệu đồng, mình thuê thêm đất để trồng bắp, mì; thời gian rảnh thì đi làm thuê kiếm thêm thu nhập. Sau khi tích góp đủ vốn, mình mua thêm đất trồng hồ tiêu và mua thêm dê, bò để phát triển chăn nuôi. Nhờ đó, cuộc sống của gia đình ngày càng ổn định, các con cũng siêng năng học tập. Với khoảng 1.000 trụ hồ tiêu, 4 con bò, 13 con dê và hơn 3 ha bắp, mỗi năm, mình thu về hơn 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Mình cảm ơn Nhà nước, nhất là anh Phát đã giúp đỡ, hướng dẫn mình biết cách làm ăn, phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Còn bà Rmah H'Nét (làng Kênh Săn, xã Ia Le) thì khẳng định: Nhờ được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã hỗ trợ sinh kế cũng như hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp mà gia đình bà đã vươn lên thoát nghèo.

“Cách đây 2 năm, cuộc sống gia đình mình rất khó khăn, con đông, chồng thì bị phạt tù vì vi phạm pháp luật. Sau khi chồng mình thụ án xong, gia đình mình được Hội LHPN xã hỗ trợ cặp dê sinh sản, hướng dẫn cách làm ăn, phát triển kinh tế nên cuộc sống đã đỡ khổ hơn. Với 1,2 ha bắp, 6 sào mì, 3 sào lúa và chăn nuôi dê, gia đình mình thu được gần 50 triệu đồng/năm, không còn lo thiếu ăn mỗi khi giáp hạt”-bà HNét chia sẻ.

Gia đình bà Rmah H'Nét (bìa phải, làng Kênh Săn, xã Ia Le) được Hội Liên hiệp phụ nữ xã hỗ trợ, giúp đỡ và đã thoát nghèo. Ảnh: Q.T

Gia đình bà Rmah H'Nét (bìa phải, làng Kênh Săn, xã Ia Le) được Hội Liên hiệp phụ nữ xã hỗ trợ, giúp đỡ và đã thoát nghèo. Ảnh: Q.T

Bà Nguyễn Thị Cẩm Thạch-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Le-cho biết: “Hàng năm, chúng tôi tiến hành rà soát, chọn hỗ trợ 2 hội viên thoát nghèo. Bên cạnh xây dựng quỹ hơn 160 triệu đồng cho 51 chị vay với lãi suất thấp hoặc không tính lãi để phát triển kinh tế, Hội cũng quản lý nguồn vốn ủy thác từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện với tổng dư nợ trên 22 tỷ đồng/520 hộ vay”.

Trao đổi với P.V, ông Siu Y Bé-Phó Chủ tịch UBND huyện-thông tin: Xác định công tác giảm nghèo là nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng và chính quyền xã, thị trấn triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tiến hành rà soát, lập danh sách hộ đăng ký thoát nghèo trong năm để ưu tiên các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ. Đặc biệt, trong kế hoạch của các địa phương phải có giải pháp hỗ trợ cụ thể cho từng hộ nghèo vươn lên thoát nghèo cũng như phân công các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, đảng viên... trực tiếp giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Cùng với đó, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo. Phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, các cơ quan, đơn vị, nhất là vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của huyện những năm qua có nhiều chuyển biến, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua các năm. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 9,43% (giảm 5,04% so với năm 2021) và 10,05% hộ cận nghèo (giảm 2,94% theo tiêu chí giai đoạn 2022-2025).

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.