Chư Prông tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, Đảng bộ huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh. Phát huy kết quả đó, Đảng bộ huyện xác định tiếp tục tạo đột phá để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.

Xác định phát triển kinh tế-xã hội có ý nghĩa quan trọng, Huyện ủy Chư Prông đã đề ra nhiều chương trình, nghị quyết chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, huy động mọi nguồn lực tập trung khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.

Năm 2023, giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) của huyện tăng 13,89%, trong đó, ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,37%, công nghiệp và xây dựng tăng 18,71%, dịch vụ tăng 20,74%; tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (theo giá hiện hành) là 17.626 tỷ đồng, đạt 105,51% kế hoạch.

Ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 20-12-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, chú trọng nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, ngành nông nghiệp huyện đạt được những kết quả khả quan.

Đặc biệt, huyện đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Đến cuối năm 2023, tổng diện tích gieo trồng của huyện đạt trên 77 ngàn ha, trong đó, nhóm cây trồng chủ lực đạt 53,65 ngàn ha (gồm cà phê, hồ tiêu, cao su và điều, chè...); có 3,5 ngàn ha cây ăn quả và gần 7,4 ngàn ha cây lương thực.

Tính đến nay, huyện có 33 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, 1 mã số cơ sở đóng gói và 32 mã số vùng trồng với diện tích hơn 1.379 ha cây ăn quả các loại. Ngoài ra, huyện có 1.993 ha cây trồng chủ lực tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, huyện cũng thu hút được 59 dự án chăn nuôi xin chủ trương đầu tư vào địa bàn, trong đó có 35 dự án được UBND tỉnh cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; 9 dự án chăn nuôi đi vào hoạt động với tổng đàn vật nuôi đạt gần 182 ngàn con, góp phần tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương.

Huyện Chư Prông đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: N.H

Huyện Chư Prông đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: N.H

Cùng với lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, Huyện ủy Chư Prông cũng đã chỉ đạo hệ thống chính trị thực hiện có hiệu quả các giải pháp củng cố quốc phòng-an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; quan tâm đầu tư các lĩnh vực văn hóa-xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, huyện có 7/19 xã và 10 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2023 giảm còn 11,97% (mức giảm hàng năm từ 3% trở lên), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn 23,4% (mức giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số hàng năm đạt 5,43%). Các lĩnh vực văn hóa-xã hội chuyển biến mạnh mẽ. Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân có nhiều chuyển biến.

Huyện ủy Chư Prông đã đề ra nhiều giải pháp nhằm chỉ đạo khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: N.H

Huyện ủy Chư Prông đã đề ra nhiều giải pháp nhằm chỉ đạo khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: N.H

Trao đổi với P.V, Bí thư Huyện ủy Đinh Văn Dũng cho biết: Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Đảng bộ huyện tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về mọi mặt; đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế; thu hút, phát huy mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, ưu tiên các vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư vào địa phương, tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới; phát huy nội lực của địa phương trong xây dựng nông thôn mới, nhất là tại các xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, huyện chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; loại bỏ các tập tục lạc hậu; triển khai tốt các hoạt động an sinh xã hội nhằm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.