Xã biên giới Ia Dom đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thời gian qua, công tác giảm nghèo luôn được xã biên giới Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm triển khai với nhiều giải pháp phù hợp, hiệu quả. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn hơn 2%, đời sống người dân không ngừng được nâng cao.  

Diện mạo nông thôn mới, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai có nhiều đổi thay nhờ thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo.
Diện mạo nông thôn xã Ia Dom ngày càng khởi sắc.

Xã Ia Dom có hơn 2.100 hộ dân với gần 8.700 khẩu, trong đó khoảng 40% là người dân tộc thiểu số. Trước đây, cuộc sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, kể từ khi xã triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã từng bước được cải thiện, nâng cao.

Cây điều và cây cao su vẫn là cây trồng chủ lực trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp, mang lại hiệu quả cao cho người dân ở xã Ia Dom.
Cùng với cao su, điều là cây trồng chủ lực của người dân ở xã Ia Dom.

Đặc biệt, thông qua các mô hình phát triển kinh tế của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh…, nhiều nông dân đã được hỗ trợ cây-con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ngoài ra, người dân còn được tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế. Hiện toàn xã có 926 hộ được vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội với tổng dư nợ hơn 23,8 tỷ đồng. Nguồn vốn này giúp người dân chủ động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo.

Bà Đoàn Thị Bình-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dom-cho biết: Nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người nghèo được xã triển khai thực hiện hiệu quả như: hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất, giúp lao động nông thôn có việc làm ổn định. Nhờ vậy, đời sống bà con dần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm dần qua từng năm. Năm 2020, xã còn 48 hộ nghèo, chiếm 2,26%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 41 triệu đồng.

Mô hình chăn nuôi heo sọc dưa gia đình chị Siu Hphyon ở làng Móc Trê (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ), chị cho biết: “Tháng 6-2020 Hội nông dân huyện Đức Cơ hỗ trợ 4 triệu đồng cho để mua 10 con heo giống để phát triển chăn nuôi. Gia đình bỏ thêm 16 triệu đồng để xây dựng chuồng trại với diện tích 25 m2”.
Mô hình chăn nuôi heo sọc dưa của gia đình chị Siu Hphyon ở làng Mook Trê. Chị Hphyon cho biết: “Tháng 6-2020, tôi được Hội Nông dân huyện Đức Cơ hỗ trợ 4 triệu đồng mua 10 con heo giống để phát triển chăn nuôi. Gia đình bỏ thêm 16 triệu đồng để xây dựng chuồng trại với diện tích 25 m2”.
Sau 1 năm chăm sóc chị Phyon có 1 đàn heo 16 con, chị vừa bán bớt 4 con cho thu nhập gần 20 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn trồng 600 cây cà phê, 500 cây cao su và 5 ha điều bình quân mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng. Nhờ đó chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế, năm 2020 gia đình chị đã thoát nghèo bền vững
Sau gần 1 năm nuôi, đàn heo của gia đình chị Phyon phát triển lên 16 con. Chị vừa bán bớt 4 con được gần 20 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn trồng 600 cây cà phê, 500 cây cao su và 5 ha điều, bình quân mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng. Năm 2020, gia đình chị đã thoát nghèo.
Chị Lê Thị Huynh ở làng Móc Trê (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) là hộ nghèo khó khăn về nhà ở từ nhiều năm qua. Năm 2020 chị được Chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Gia Lai hỗ trợ 50 triệu, chị vay mượn thêm 100 triệu để xây nhà kiên cố với tổng diện tích 70 m2.
Gia đình bà Lê Thị Huynh (làng Mook Trê) từng là hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Năm 2020, được Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai hỗ trợ 50 triệu đồng, bà vay mượn thêm 100 triệu đồng để xây căn nhà kiên cố có diện tích 70 m2.
Nhờ những chương trình hỗ trợ sinh kế của Hội Phụ nữ huyện hỗ trợ 300 con gà vịt mà gia đình tôi đã thoát nghèo trong năm 2020. Chị nói, “ban đầu nhà nước hỗ trợ một số gà mấy trăm con, rồi bán được 30 triệu đồng lại mua tiếp 5 dê cái để nuôi, và gần 100 con gà vịt. Thu nhập bình quân mỗi tháng từ 5-7 triệu đồng. So với trước đây thì giờ cũng khá lắm rồi”.
Ngoài ra, gia đình bà Huynh còn được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện hỗ trợ gà giống để chăn nuôi. Bà cho biết, khi bán đàn gà được 30 triệu đồng, bà mua 5 con dê cái và gần 100 con gà, vịt để nuôi. Hiện gia đình bà có thu nhập bình quân mỗi tháng 5-7 triệu đồng từ chăn nuôi và đã thoát nghèo. 
Năm 2015, anh Đặng Thế Hân ở thôn Ia Mút, xã Ia Dom vay 160 triệu từ vốn ưu đãi của Ngân hàng Nông nghiệp để đầu tư chăm sóc 2 ha điều, 2 ha cao su và 5 sào cà phê. Năm 2020, các cây trồng đã cho lợi gần 200 triệu đồng, anh đã trả hết nợ vay ngân hàng và đang mở rộng diện tích cà phê.
Năm 2015, anh Đặng Thế Hân (thôn Ia Mút) vay 160 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT để đầu tư chăm sóc 2 ha điều, 2 ha cao su và 5 sào cà phê. Năm 2020, gia đình anh thu lợi gần 200 triệu đồng từ trồng trọt. Có tiền, anh đã trả hết nợ vay ngân hàng và đang đầu tư mở rộng diện tích trồng cà phê.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Chư Pưh tạo động lực giúp người dân thoát nghèo

Chư Pưh tạo động lực giúp người dân thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn vốn của Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025), huyện Chư Pưh đã triển khai các dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo liên kết sản xuất để từng bước vươn lên thoát nghèo.