Từ 1-1-2018: 18 tội danh có mức án tử hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo BLHS 2015 sửa đổi, từ 1-1-2018, người phạm một trong các tội như Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh...có thể lĩnh án tử hình.

Điều 40 BLHS 2015 quy định, tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do bộ luật này quy định.

 

Đối tượng mua bán trái phép chất ma túy có thể lĩnh án tử hình.
Đối tượng mua bán trái phép chất ma túy có thể lĩnh án tử hình.

Hình phạt này không áp dụng, thi hành với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên, người bị kết án tử hình về tội tham ô, nhận hối lộ chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Về Tội tham ô tài sản, Điều 353 BLHS quy định, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2-dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi mà còn vi phạm, bị kết án về một trong các tội về chức vụ, quyền hạn chưa được xóa án tích bị phạt tù 2-7 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá 1 tỷ đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1-5 năm, có thể bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với Tội nhận hối lộ, Điều 354 BLHS quy định, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào (tiền, tài sản từ 2-dưới 100 triệu đồng, lợi ích phi vật chất…) cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 2-7 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Điều 194 BLHS 2015 quy định, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 2-7 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Thu lợi bất chính 2 tỷ đồng trở lên; Làm chết 2 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với Tội giết người, Điều 123 BLHS 2015 nêu rõ, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp: Giết 2 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi;Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Vì động cơ đê hèn… thì bị phạt tù từ 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, BLHS 2015 quy định, người nào dùng, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi-dưới 16 tuổi, người dưới 13 tuổi trái với ý muốn bị phạt tù 7-15 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Nhiều người hiếp một người; Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; Làm nạn nhân chết hoặc tự sát thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Còn về Tội mua bán trái phép chất ma túy, Điều 251 BLHS 2015 nêu rõ, người nào mua bán trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ 2-7 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao coca có khối lượng 5 kilôgam trở lên; Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên; Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên…thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với Tội phản bội Tổ quốc, Điều 108 BLHS quy định, công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ CHCN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài các tội trên, một số tội khác cũng có mức án cao nhất là tử hình, bao gồm: Vận chuyển trái phép chất ma túy; Sản xuất trái phép chất ma túy; Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; Chống loài người; Tội phạm chiến tranh; Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Bạo loạn; Gián điệp; Khủng bố; Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam.

Theo ANTT

Có thể bạn quan tâm

Ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai ủng hộ hơn 400 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sáng 21-2, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động ủng hộ phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát năm 2025. Tổng số tiền mà tập thể cán bộ, công chức, người lao động toàn ngành Kiểm sát và các tổ chức chính trị-xã hội khác đã đóng góp được 424 triệu đồng.

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.