Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai: 30 năm đồng hành cùng người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai không ngừng lớn mạnh, là cầu nối trong tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động.
Những năm 1986-1995, khi Nhà nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều xí nghiệp quốc doanh trong tỉnh bị thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Thời gian này, vấn đề lao động việc làm trở nên cấp thiết. Tình trạng thất nghiệp tăng ở cả thành thị lẫn nông thôn.
Để tạo việc làm cho người lao động, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã lập đề án đề nghị UBND tỉnh cho phép thành lập Trung tâm Đào tạo-Giới thiệu việc làm. Năm 1992, Trung tâm được thành lập với chức năng, nhiệm vụ là thông tin, tư vấn, đào tạo và giới thiệu việc làm cho người lao động. Trung tâm đã nhiều lần đổi tên gọi để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Đến năm 2014, đơn vị được đổi tên thành Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh với nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề, cung ứng lao động, cung cấp thông tin thị trường lao động, tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Năm 2010, Trung tâm được giao bổ sung thêm nhiệm vụ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Trong 30 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tích cực phối hợp với các tổ chức, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, các trường dạy nghề và các trường THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên tiến hành điều tra, nắm bắt nguồn lao động có nhu cầu tìm việc làm để xây dựng các giải pháp cung ứng giới thiệu kịp thời. Trung tâm cũng đã làm tốt vai trò cầu nối giữa “người tìm việc-việc tìm người”, kết nối cung-cầu lao động giữa doanh nghiệp, trường nghề, người lao động trong tỉnh và một số tỉnh, thành trong cả nước.
Người lao động tham gia Hội chợ việc làm huyện Đak Đoa. Ảnh: Đinh Yến
Người lao động tham gia Hội chợ việc làm huyện Đak Đoa. Ảnh: Đinh Yến
Đối với công tác xuất khẩu lao động, Trung tâm đã liên kết với các đơn vị uy tín trong nước để tổ chức tư vấn, giới thiệu đưa lao động đi làm việc có thời hạn tại một số nước như: Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Đức... Từ năm 1992 đến nay, Trung tâm đã tổ chức 167 phiên giao dịch việc làm cố định và lưu động. Ngoài ra, đơn vị còn tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho trên 200.000 người; giới thiệu việc làm cho 40.000 lượt người, cung ứng gần 20.000 lao động cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, tư vấn và giới thiệu đưa 2.694 người đi xuất khẩu lao động. Đặc biệt, giai đoạn 2007-2012, Trung tâm đã đưa 710 lao động là người dân tộc thiểu số đi làm việc tại Malaysia, Hàn Quốc. Thu thập thông tin vị trí việc làm tại 10.600 lượt doanh nghiệp với trên 100.000 vị trí việc làm trống. Trung tâm đã thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 41.555 người với số tiền chi trả gần 471 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ học nghề cho 315 người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Thúy Nga-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đak Đoa-cho biết: Tính riêng từ năm 2021 đến nay, huyện Đak Đoa phối hợp với Trung tâm tổ chức 3 hội chợ việc làm. Tại các hội chợ, 25 doanh nghiệp đã trực tiếp tư vấn, tuyển dụng lao động; hơn 100 doanh nghiệp, tổ chức ủy quyền sơ tuyển lao động cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Theo đó, 400 lao động được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp trong số hơn 3.000 lượt người tham gia hội chợ. 
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh nhiều năm liền được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm tặng bằng khen, giấy khen; UBND tỉnh công nhận tập thể lao động xuất sắc và là cơ quan văn hóa; Công an tỉnh công nhận cơ quan đảm bảo an ninh trật tự.
Là lao động được Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh xét trúng tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc, anh Rơ Châm Phone (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) cho hay: Từ năm 2012 đến năm 2015, tôi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc. Công việc hàng ngày là thiết kế các dịch vụ nhà hàng, tiệc cưới. Hàng tháng, tôi thu nhập 60 triệu đồng. Nhờ đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc mà cuộc sống của gia đình tôi khá giả hơn. Hiện tôi đang học thêm tiếng Hàn, khi có điều kiện sẽ tiếp tục đăng ký đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc.
Trao đổi với P.V, ông Lê Thanh Truyền-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh-nhấn mạnh: Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục hình thành mạng lưới kết nối thị trường việc làm trên toàn quốc. Tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người lao động tiếp cận dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng mà không phải mất chi phí về tài chính và tiết kiệm được thời gian. Tăng cường hợp tác thông qua các chương trình thị trường lao động, có sự tham gia, đóng góp của các tổ chức tư nhân về dịch vụ việc làm và các tổ chức khác. Tiếp tục khai thác và thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ việc làm cho từng nhóm lao động phù hợp với điều kiện của tỉnh. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ viên chức, người lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhất là tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động trong thời kỳ mới.
ĐINH YẾN
 

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.