Trao sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn 10 năm qua, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã mang lại kết quả khả quan.
Tín hiệu vui
Từ năm 2011 trở về trước, gia đình bà Đinh Thị Mlang và ông Đinh Tơn (làng Bút, xã An Thành, huyện Đak Pơ) luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Với mong muốn giúp 2 gia đình vươn lên thoát nghèo, đồng thời làm điểm để các hộ dân người DTTS khác noi theo, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ đã hỗ trợ 2 con bò sinh sản (trị giá 15 triệu đồng/con) và hướng dẫn kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Sau 10 năm, gia đình bà Mlang và gia đình ông Tơn đều đã có cuộc sống khấm khá. “Hồi trước, nhà mình nghèo lắm. Nhờ sự quan tâm của chính quyền, gia đình mình được hỗ trợ 1 con bò sinh sản, đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng cỏ và trồng mía. Đến nay, đàn bò đã phát triển được 4 con. Gia đình mình đã thoát nghèo”-bà Mlang hồ hởi nói.
Nhờ được hỗ trợ bò sinh sản, gia đình ông Đinh Tơn (làng Bút, xã An Thành, huyện Đak Pơ) đã thoát nghèo. Ảnh: Thiên Di
Nhờ được hỗ trợ bò sinh sản, gia đình ông Đinh Tơn (làng Bút, xã An Thành, huyện Đak Pơ) đã thoát nghèo. Ảnh: Thiên Di
Ông Đặng Thành Công-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ-thông tin: “Sau khi được trao sinh kế, 2 hộ dân ở làng Bút đã chăm chỉ lao động, có thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo. Trên cơ sở này, chúng tôi đã nhân rộng mô hình, hỗ trợ 14 con bò sinh sản (tổng trị giá 210 triệu đồng) cho 14 hộ nghèo ở các xã: An Thành, Yang Bắc, Ya Hội và thị trấn Đak Pơ. Hiện các hộ này đã thoát nghèo”.
Huyện Ia Grai cũng đạt được những kết quả khả quan sau 10 năm triển khai cuộc vận động. Tính đến hết năm 2021, toàn huyện có 460 hộ DTTS được hỗ trợ sinh kế và có 60% hộ đã thoát nghèo. Ông Nguyễn Công Hòa-Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ia Grai-cho hay: “Cuộc vận động đã góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, tạo động lực giúp bà con vươn lên thoát nghèo. Tại xã Ia Pếch, năm 2011, 10 hộ dân được hỗ trợ 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” để nuôi bò sinh sản, gà và trồng rau sạch. Đến nay, 9 hộ đã thoát nghèo bền vững, còn 1 hộ có điều kiện kinh tế khấm khá và chuyển đi nơi khác sinh sống”.
Quan tâm hỗ trợ sinh kế
Những thành công bước đầu là cơ sở để Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ tiếp tục triển khai cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS ở địa phương. Năm 2022, 4 hộ nghèo người DTTS ở xã An Thành, Ya Hội, Yang Bắc và thị trấn Đak Pơ được chọn tham gia mô hình chăn nuôi bò sinh sản và trồng dừa xiêm lùn. Mỗi hộ dân được hỗ trợ 1 bò sinh sản cùng 50 cây dừa xiêm. Để nâng cao trách nhiệm, mỗi gia đình tham gia chương trình phải đối ứng số tiền tối thiểu 10% gói hỗ trợ để làm chuồng trại, mua phân bón và đầu tư hệ thống tưới tiêu tự động.
Anh Đinh Triết (làng Kuk Kôn, xã Thành An) cho hay: “Được hỗ trợ bò sinh sản và dừa xiêm giống để phát triển kinh tế gia đình, tôi phấn khởi lắm. Tôi đã mượn thêm người thân 6 triệu đồng để làm chuồng nuôi bò và mua ít phân bón để trồng dừa. Chúng tôi sẽ nỗ lực vươn lên thoát nghèo để không phụ sự giúp đỡ của mọi người”. 
Anh Đinh Triết bốc thăm nhận bò được Ủy ban MTTQ VN huyện Đak Pơ hỗ trợ. Ảnh: Thiên Di
Anh Đinh Triết nhận bò do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ hỗ trợ. Ảnh: Thiên Di
Đối với huyện Ia Grai, năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp với các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ sinh kế giúp 10 hộ DTTS vươn lên thoát nghèo bằng các mô hình sản xuất nông nghiệp. “Thời gian tới, mỗi năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện sẽ trích 100 triệu đồng Quỹ “Vì người nghèo” và kêu gọi Mạnh Thường Quân ủng hộ kinh phí để giúp 10-20 hộ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững. Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền với mục tiêu có ít nhất 70% hộ đồng bào DTTS hiểu được ý nghĩa và tích cực tham gia cuộc vận động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương”-ông Hòa nhấn mạnh.
Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Lan-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh-cho biết: Sau 10 năm triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã duy trì trên 400 mô hình phát huy hiệu quả và nhân rộng 398 mô hình với trên 18 ngàn hộ đồng bào DTTS tham gia. Cùng với các chương trình, dự án giảm nghèo, những mô hình này đã góp phần giúp hơn 29.500 hộ nghèo người DTTS vươn lên thoát nghèo. 
THIÊN DI - NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.