Trao giải 20 dự án khởi nghiệp xuất sắc của phụ nữ Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tối 13-10, tại đường Anh hùng Núp (TP. Pleiku), Trung tâm Phụ nữ và phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Gia Lai khai mạc chương trình giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình hỗ trợ sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người; Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2023.
Cắt băng khai mạc chương trình. Ảnh: Minh Châu
Cắt băng khai mạc chương trình. Ảnh: Minh Châu

Dự chương trình, về phía Trung ương Hội có bà Dương Thị Ngọc Linh-Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển; về phía tỉnh có có các đồng chí: Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy; Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể và đông đảo hội viên, phụ nữ đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố; đại diện phụ nữ tham gia gian hàng giao lưu kết nối của tỉnh Kon Tum và tỉnh Bình Phước.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Dương Thị Ngọc Linh cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm Phụ nữ và phát triển là hỗ trợ nhóm phụ nữ yếu thế, bị bạo lực trên cơ sở giới, bao gồm bị bạo lực gia đình, bị xâm hại và mua bán trở về, giúp họ nhận thức đầy đủ quyền và các kỹ năng cần thiết để làm chủ cuộc sống.

Các đồng chí lãnh đạo tham quan gian hàng của Hội LHPN tỉnh Kon Tum-mô hình tiêu biểu hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bị buôn bán trở về. Ảnh: Minh Châu

Các đồng chí lãnh đạo tham quan gian hàng của Hội LHPN tỉnh Kon Tum-mô hình tiêu biểu hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bị buôn bán trở về. Ảnh: Minh Châu

Hoạt động giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về là 1 trong 8 hoạt động được tổ chức tại 8 tỉnh triển khai Dự án 8. Tại Gia Lai, ngoài các gian hàng của phụ nữ tỉnh còn có sự tham gia giao lưu của Hội LHPN tỉnh Kon Tum và tỉnh Bình Phước. Đây là những gian hàng tiêu biểu cho mô hình hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ, nhất là phụ nữ các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó có sự tham gia của chị em phụ nữ bị mua bán trở về, phụ nữ di cư sinh sống trên địa bàn tỉnh, đang tham gia tổ, nhóm sinh kế, hợp tác xã.

Hoạt động giao lưu lần này kết hợp tổ chức “Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp” năm 2023 của phụ nữ Gia Lai càng tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nhân rộng các mô hình, cách làm hay để giới thiệu, quảng bá, tôn vinh sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ đến người dân trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là dịp để nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng để có chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Sản phẩm từ những dự án khởi nghiệp của phụ nữ Gia Lai mang đậm dấu ấn của tài nguyên văn hóa bản địa. Ảnh: Minh Châu
Sản phẩm từ những dự án khởi nghiệp của phụ nữ Gia Lai mang đậm dấu ấn của tài nguyên văn hóa bản địa. Ảnh: Minh Châu

"Chúng tôi hy vọng qua hoạt động giao lưu, Hội LHPN Việt Nam có thể kết nối nhiều mô hình sinh kế tiêu biểu hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về, phụ nữ yếu thế. Đây cũng là kinh nghiệm quý báu để nhân rộng tại các tỉnh, thành trên cả nước. Chúng tôi cũng mong muốn lựa chọn được nhiều sản phẩm, mô hình đủ điều kiện để hỗ trợ các gói sinh kế, đồng thời giới thiệu trên gian hàng thương mại điện tử mà Trung tâm đang vận hành”-Giám đốc Trung tâm Phát triển phụ nữ nhấn mạnh.

Tối cùng ngày, Hội LHPN tỉnh tổng kết và trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023. Cuộc thi đã nhận được 76 dự án tham gia của phụ nữ 17 huyện, thị, thành phố; trong đó có các dự án của phụ nữ khuyết tật.

Trao giải cho các ý tưởng xuất sắc của cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp-phát huy tài nguyên bản địa" năm 2023. Ảnh: Minh Châu
Trao giải cho các ý tưởng xuất sắc của cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp-phát huy tài nguyên bản địa" năm 2023. Ảnh: Minh Châu

Bà Rơ Chăm H’Hồng-Chủ tịch Hội LHPN tỉnh đánh giá: “Các ý tưởng tham gia cuộc thi khởi nghiệp năm nay đều được hình thành từ tài nguyên bản địa của địa phương, giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, thúc đẩy giá trị văn hoá, truyền thống, tạo ra các sản phẩm có giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường trong tỉnh và trong nước. Trong đó có những dự án không chỉ đáp ứng yêu cầu tiên quyết về hiệu quả kinh tế của một dự án khởi nghiệp, mà còn xuất phát từ tình yêu với thiên nhiên, quê hương, mong muốn được góp phần khôi phục ngành nghề truyền thống đang có khả năng mai một, gắn kết nghề truyền thống với du lịch bản địa. Đây chính là giá trị, ý nghĩa của cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp năm 2023 mang lại”.

Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp khuyến khích nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số mạnh dạn khai thác tài nguyên văn hóa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ cộng đồng phát triển và bảo tồn di sản. Ảnh: Minh Châu
Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp khuyến khích nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số mạnh dạn khai thác tài nguyên văn hóa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ cộng đồng phát triển và bảo tồn di sản. Ảnh: Minh Châu

Ban tổ chức đã lựa chọn 20 ý tưởng, dự án xuất sắc trao giải, trong đó, ý tưởng “Làng Văn hóa du lịch Jrai, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh” của “Tổ liên kết đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh” do chị H’Uyên Niê làm chủ nhiệm xuất sắc giành giải đặc biệt cuộc thi. Dự án “Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch và sản xuất các sản phẩm trà thảo dược hòa tan tại khu vực cao nguyên Kon Hà Nừng-Kbang” của chị Nguyễn Thị Thu Trang-Công ty TNHH Dược thảo Lila-xã Tân An, huyện Đak Pơ giành giải nhất.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang giành giải nhất cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp với sản phẩm trà thảo dược từ vùng nguyên liệu sạch của cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Minh Châu
Chị Nguyễn Thị Thu Trang giành giải nhất cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp với sản phẩm trà thảo dược từ vùng nguyên liệu sạch của cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Minh Châu

Hai ý tưởng đạt giải nhì đều thuộc về phụ nữ dân tộc thiểu số, trong đó có một phụ nữ khuyết tật là chị chị Rơ Mah Vol (làng Ghè, xã Ia Dơk, Đức Cơ) với dự án “Buôn bán đồ thổ cẩm, túi khui bia”, dự án đạt giải nhì còn lại của Chị Pel (chủ nhiệm câu lạc bộ dệt làng Phung, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) với dự án "Dệt may thủ công thổ cẩm truyền thống". Ngoài ra, ban tổ chức đã trao 3 giải 3 và 13 giải khuyến khích cho các ý tưởng còn lại.

Sản phầm từ các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đạt giải của cuộc thi năm nay và các năm trước được quảng bá, giới thiệu tại các gian hàng của Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp diễn ra tại đường Anh hùng Núp từ ngày 13 đến hết 15-10.

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

(GLO)- Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng vợ chồng anh Rơ Lan Ky (SN 1991), chị Kpuih Krak (SN 1994, ở làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn mở rộng vòng tay cưu mang bé gái bị bỏ rơi. Đã hơn 3 năm trôi qua, họ vẫn chăm bẵm nuôi nấng cháu bé như con mình.

Đã nghèo còn gặp tai ương

Đã nghèo còn gặp tai ương

(GLO)- Ở tuổi 60, ông Võ Văn Nhị (thôn Tiên Sơn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) vẫn phải lặn lội hàng chục cây số để làm thợ hồ. Rồi tai ương bất ngờ ập đến sau vụ sập giàn giáo. Tuy giữ được mạng sống nhưng ông Nhị phải nằm liệt ở bệnh viện, cuộc sống gia đình đã cơ cực nay lại càng thêm khó.