Vòng chung kết cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp cấp vùng miền Trung: Gia Lai có 2 dự án tranh tài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 18-9, tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức thi thuyết trình vòng chung kết cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023 cấp vùng miền Trung.

Có 24 dự án của phụ nữ 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên lọt vào vòng chung kết cuộc thi. Trong đó, Gia Lai có 2 dự án gồm: “Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch và sản xuất các sản phẩm trà thảo dược hòa tan tại cao nguyên Kon Hà Nừng-Kbang” của chị Nguyễn Thị Thu Trang-Công ty TNHH Dược thảo Lila-xã Tân An, huyện Đak Pơ, và “Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh” của chị H’Uyên Niê (thôn Ia Lốk, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh).

Chị Nguyễn Thị Thu Trang thuyết trình trước hội đồng giám khảo về dự án khởi nghiệp từ nguồn dược liệu bản địa. Ảnh: Thu Hường

Chị Nguyễn Thị Thu Trang thuyết trình trước hội đồng giám khảo về dự án khởi nghiệp từ nguồn dược liệu bản địa. Ảnh: Thu Hường

Đại diện của các dự án khởi nghiệp tiêu biểu cấp vùng có 20 phút để thuyết trình dự án của mình và trả lời các câu hỏi của hội đồng giám khảo. Các dự án đạt từ giải ba trở lên tại vòng chung kết cấp vùng sẽ tiếp tục tham dự vòng chung kết cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa" toàn quốc năm 2023.

Chị H’Uyên Niê giới thiệu dự án dựa vào tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: Thu Hường

Chị H’Uyên Niê giới thiệu dự án dựa vào tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: Thu Hường

Trong khuôn khổ sự kiện, sản phẩm thuộc 2 dự án khởi nghiệp của phụ nữ Gia Lai tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp-OCOP của phụ nữ khu vực miền Trung.

Các sản phẩm của phụ nữ Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp-OCOP của phụ nữ khu vực miền Trung. Ảnh: NVCC

Các sản phẩm của phụ nữ Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp-OCOP của phụ nữ khu vực miền Trung. Ảnh: NVCC

Theo đó, chị H’Uyên Niê giới thiệu các sản phẩm truyền thống của “Tổ liên kết đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông” gồm tấm đắp, váy áo, sản phẩm thời trang bằng chất liệu thổ cẩm, bầu khô, gùi; chị Nguyễn Thị Thu Trang giới thiệu 1 số sản phẩm trà thảo dược hòa tan được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch bản địa.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.