Tổng thống Thụy Sỹ nói cả Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán mới có hòa bình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tổng thống Thụy Sỹ Viola Amherd ngày 8/6 cho biết, hội nghị về Ukraine sẽ khép lại mà không ký kết thỏa thuận hòa bình do Nga vắng mặt tại sự kiện này.
Không có thỏa thuận hòa bình cho Ukraine ở hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sỹ vào giữa tháng 6. Ảnh: Adobe Stock

Không có thỏa thuận hòa bình cho Ukraine ở hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sỹ vào giữa tháng 6. Ảnh: Adobe Stock

Frankfurter Allgemeine Zeitung dẫn lời Tổng thống Thụy Sỹ Viola Amherd: “Chúng tôi nhận ra rằng, chúng tôi sẽ không ký một thỏa thuận hòa bình sau hội nghị. Để đạt được hòa bình, điều cần thiết là cả hai bên phải ngồi vào bàn đàm phán. Điều này là không thể vào thời điểm hiện tại”.

Bày tỏ hy vọng Nga và các nước đồng minh sẽ đồng ý tham gia một hội nghị, Tổng thống Viola Amherd giải thích: “Để một hội nghị thành công, điều rất quan trọng là các nước gần Nga tham dự. Nhưng xét theo tình hình hiện nay, Trung Quốc, Brazil và Nam Phi sẽ không tham gia”.

Theo bà Amherd, hội nghị sắp tới sẽ tập trung vào hỗ trợ nhân đạo, an ninh hạt nhân và lương thực hơn là các vấn đề hòa bình.

Thụy Sỹ thông báo dã có hơn 160 phái đoàn được mời tham gia Hội nghị hòa bình Ukraine vào ngày 15-16/6, trong đó có các thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và một số tổ chức quốc tế.

Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ cho hay, “trong giai đoạn hiện nay”, Nga không được mời nhưng để ngỏ khả năng này, song chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin không có ý định tham gia.

Trong diễn biến liên quan, Reuters đưa tin, phát biểu tại cuộc họp báo ở Thụy Điển ngày 7/6, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng, theo luật pháp quốc tế, Kiev có quyền tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp ở Nga để tự vệ.

Trước đó, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine sử dụng Hệ thống tên lửa pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu dân sự ở vùng Belgorod của Nga làm nhiều phụ nữ và trẻ em thiệt mạng.

Có thể bạn quan tâm

Chiến thắng Đak Pơ: Ý nghĩa lịch sử trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Chiến thắng Đak Pơ: Ý nghĩa lịch sử trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược

(GLO)- Năm nay, chúng ta kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Góp phần làm nên chiến thắng vang dội ấy, cùng với chiến trường cả nước là cú đấm bồi trận chiến Đak Pơ tại Gia Lai trên đường 19-một Điện Biên Phủ ở Liên khu V.

Báo chí tích cực đổi mới, sáng tạo

Báo chí tích cực đổi mới, sáng tạo

(GLO)- Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, đặc biệt là nỗ lực chuyển đổi số, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đang tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao được đầu tư đã nâng cao hiệu quả truyền thông và đáp ứng nhu cầu của đa dạng đối tượng độc giả.