Tín dụng chính sách: “Bệ đỡ” giúp người dân thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ được tiếp cận nguồn tín dụng chính sách ưu đãi, nhiều hộ dân ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất để vươn lên thoát nghèo.

Thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi cộng với việc chăm chỉ làm ăn và tiết kiệm chi tiêu nên gia đình chị Ksor H’Trem (buôn Rưng Ma Nhiu, xã Ia Rbol) đã thoát nghèo.

Chị H’Trem kể: Trước đây, bản thân chị đau yếu lại phải nuôi 3 đứa cháu mồ côi nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2020, gia đình chị được vay 20 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã để mua 3 con bò sinh sản. Đến nay, đàn bò đã phát triển lên 8 con. Nhờ đó, gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo.

056c8d893811804fd900.jpg
Từ nguồn vốn vay ưu đãi cộng với việc chăm chỉ làm ăn, tiết kiệm chi tiêu, gia đình chị Ksor H’Trem (bìa trái; buôn Rưng Ma Nhiu, xã Ia Rbol) đã vươn lên thoát nghèo. Ảnh: M.P

Cũng nhờ nguồn vốn ưu đãi mà gia đình bà Nay H’Krôn (buôn Khăn, xã Ia Sao) vươn lên trở thành hộ khá trong làng. Năm 2020, bà được hướng dẫn làm hồ sơ vay 70 triệu đồng để chăn nuôi bò và làm nhà tắm, nhà vệ sinh.

Sau gần 4 năm, bà H’Krôn đã duy trì 8 con bò giống và bán đi gần chục con bê để lấy vốn đầu tư giống, phân bón cho cây trồng. Cùng với 5 ha thuốc lá, bắp, mì và lúa nước, mỗi năm, gia đình bà thu nhập trên 200 triệu đồng, trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương.

Theo thống kê, xã Ia Sao hiện có 15 tổ tiết kiệm và vay vốn với 1.188 hộ vay. Tổng dư nợ đến tháng 10-2024 trên 34 tỷ đồng đối với các khoản cho vay như: vay giải quyết việc làm, hộ nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn và hộ mới thoát nghèo.

Ông Lê Văn Tuệ-Chủ tịch UBND xã Ia Sao-cho biết: Nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành “bệ đỡ” cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ vậy, đến cuối năm 2023, xã chỉ còn 35 hộ nghèo và 40 hộ cận nghèo; giảm 21 hộ nghèo và 9 hộ cận nghèo so với đầu năm.

“Đến thời điểm này, xã chỉ còn 6 hộ nghèo và 25 hộ cận nghèo. Thời gian tới, ngoài việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả vốn vay, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của nguồn vốn ưu đãi để người dân mạnh dạn tiếp cận, phát huy tối đa hiệu quả trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo”-Chủ tịch UBND xã Ia Sao thông tin.

Tiếp tục đồng hành cùng người dân

Để hội viên tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, Hội Nông dân thị xã đã nhận ủy thác từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã hơn 70 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay này, hàng ngàn hội viên nông dân đã tạo được việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, giúp họ vươn lên thoát nghèo.

Ông Đào Nhật Nam-Chủ tịch Hội Nông dân thị xã-cho hay: Hội đang nhận ủy thác nguồn vốn các chương trình cho vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã có dư nợ đạt hơn 70 tỷ đồng với 4.147 hộ vay.

“Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả, chúng tôi đã mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề và định hướng cho các hội viên xây dựng các mô hình sản xuất, qua đó góp phần giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế.

Hoạt động ủy thác giúp cho hàng ngàn hội viên nông dân nhanh chóng tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, không những giúp cho nguồn vốn này được phát huy tối đa hiệu quả, mang lại lợi ích lâu dài cho cả đơn vị cho vay mà cả người sử dụng vốn vay”-ông Nam khẳng định.

tin-dung-chinh-sach-uu-dai-duoc-coi-la-be-do-quan-trong-giup-ho-ngheo-va-cac-doi-tuong-chinh-sach-vuot-qua-kho-khan-phat-trien-san-xuat-kinh-doanh.jpg
Tín dụng chính sách ưu đãi được coi là “bệ đỡ” quan trọng, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: M.P

Đến nay, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã Ayun Pa đạt 271,7 tỷ đồng với 5.204 khách hàng vay. Riêng doanh số cho vay từ đầu năm đến nay đạt hơn 79,3 tỷ đồng với 1.932 lượt khách hàng.

Đáng chú ý, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 217 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; giải quyết việc làm cho 1.061 lao động; xây dựng và sửa chữa hơn 1.200 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng 4 căn nhà ở xã hội…

Trao đổi với P.V, bà Ksor H’Khuyên-Phó Chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa, Trưởng ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH thị xã-nhấn mạnh: Thời gian tới, Ban Đại diện Hội đồng Quản trị tiếp tục tham mưu giúp UBND thị xã triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH trong giai đoạn mới.

Đặc biệt, đẩy mạnh huy động nguồn vốn địa phương, mở rộng các nguồn vốn cho vay để người dân mở rộng sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.