Thủ tướng Phạm Minh Chính:

Tiếp tục tạo nguồn lực để triển khai thực hiện tín dụng chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 14-8, tại TP. Hà Nội, Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách. 

Đồng chí Phạm Minh Chính-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Dự tại điểm cầu Gia Lai có các đồng chí: Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh; UBND tỉnh; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ảnh: V.T
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ảnh: V.T

Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), tính đến 31-7-2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 373.010 tỷ đồng, tăng 238.338 tỷ đồng (gấp gần 2,8 lần) so với khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 10,8%. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo, vùng bãi ngang ven biển. NHCSXH đã tập trung huy động được nguồn lực lớn để cho vay, đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu, kế hoạch tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao, tạo điều kiện giúp trên 21 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn, với doanh số cho vay đạt 733.152 tỷ đồng; tổng doanh số thu nợ là 510.348 tỷ đồng tạo nguồn vốn cho vay quay vòng, bằng 69,6% doanh số cho vay. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 350.822 tỷ đồng (tăng 221.365 tỷ đồng so với cuối năm 2014) với hơn 6,8 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 10,5%. Hiện nay, 4 tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác đang phối hợp NHCSXH quản lý 349.031 tỷ đồng dư nợ tín dụng chính sách; trong đó Hội Phụ nữ quản lý 132.484 tỷ đồng (chiếm 38%); Hội Nông dân quản lý 103.550 tỷ đồng (chiếm 30%); Hội Cựu chiến binh quản lý 60.996 tỷ đồng (chiếm 17%); Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quản lý 52.001 tỷ đồng (chiếm 15%). Chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh giảm từ 0,93%/tổng dư nợ (khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư) xuống còn 0,56%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,22%/tổng dư nợ.

Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển kinh tế gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Chỉ thị đã làm thay đổi một cách sâu sắc về nhận thức và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, từ đó phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hạn chế việc cho vay nặng lãi, tín dụng đen, cải thiện đời sống, góp phần ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: V.T
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: V.T

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội trong thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư.

Đồng thời, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới trong thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư như: tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp và hệ thống NHCSXH; nâng cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, cùng người dân quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; tạo điều kiện cho người vay vốn. Bên cạnh đó, thường xuyên thông tin, tuyên truyền; đánh giá kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động uỷ thác, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, làm tốt công tác giám sát, kiểm tra. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát cơ chế để tạo điều kiện cho NHCSXH cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững; mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm tăng cường nguồn lực, nâng mức cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tập trung ưu tiên vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo sinh kế cho người nghèo, giúp họ phát huy sức mạnh nội sinh, vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội…

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.