Thị trấn Chư Sê quan tâm xây dựng quỹ chăm sóc người cao tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, Hội Người cao tuổi (NCT) thị trấn Chư Sê (tỉnh Gia Lai) luôn duy trì tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm tập hợp, đoàn kết, động viên NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích.

Hội NCT thị trấn Chư Sê hiện có 21 chi hội cơ sở với 1.700 hội viên, trong đó, hơn 350 hội viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ, 280 NCT được hưởng chế độ chính sách hàng tháng.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Hội NCT thị trấn Chư Sê tích cực phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động tại các câu lạc bộ dưỡng sinh, tổ chức giao lưu văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao nhằm giúp NCT tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

Đặc biệt, vào ngày truyền thống NCT Việt Nam (6-6), Ngày Quốc tế NCT (1-10), Hội có nhiều hoạt động thiết thực như: giao lưu văn hóa-văn nghệ, ngâm thơ, chơi cờ tướng, cầu lông, bóng bàn, trình diễn cồng chiêng...

Mới đây, thị trấn Chư Sê tổ chức thành công lễ mừng thọ cho 239 NCT trên 70 tuổi. Tại buổi lễ, NCT được gặp gỡ, thăm hỏi, giải đáp những vướng mắc và được trao quà từ 500 ngàn đến 700 ngàn đồng/người.

Lễ mừng thọ NCT ở thị trấn Chư Sê. Ảnh: H.C

Lễ mừng thọ NCT ở thị trấn Chư Sê. Ảnh: H.C

Ông Nguyễn Mạnh Đề-Chủ tịch Hội NCT thị trấn Chư Sê-thông tin: “Hội NCT thị trấn đã chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với NCT, hỗ trợ hội viên cải thiện đời sống”.

Ông Rơ Lan Ril (73 tuổi, làng Hăng Ring, thị trấn Chư Sê) phấn khởi nói: “Làng mình có nhiều người được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, được mời dự họp, nắm bắt tình hình, phổ biến kiến thức làm ăn. Các hội viên đều mẫu mực, bảo ban con cháu phát triển kinh tế gia đình, bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc, giữ gìn di sản cồng chiêng của ông bà, phòng-chống tai-tệ nạn”.

Bên cạnh đó, Hội NCT thị trấn Chư Sê phối hợp nắm bắt tình hình cơ sở, rà soát lập danh sách đề nghị giải quyết chế độ bảo trợ xã hội hàng tháng cho đối tượng đủ điều kiện. Cán bộ Hội kết hợp tuyên truyền chủ trương, chính sách và giải đáp kịp thời những thắc mắc, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng với NCT trên địa bàn.

Đồng thời, để chủ động nguồn kinh phí hoạt động và chăm sóc tốt hơn nữa cho hội viên, Hội NCT thị trấn đã tích cực vận động xây dựng Quỹ “Toàn dân chăm sóc NCT”. Đến nay, 21/21 chi hội đã quyên góp xây dựng Quỹ “Toàn dân chăm sóc NCT” được hơn 1 tỷ đồng. Nhờ có nguồn quỹ này, Hội NCT thị trấn và các chi hội có thêm điều kiện tổ chức các hoạt động, biểu dương hội viên gương mẫu thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào “Tuổi cao, gương sáng”; tặng quà, mừng thọ, thăm hỏi mỗi khi có hội viên đau ốm.

Từ kết quả đạt được, Hội NCT thị trấn được đánh giá là đơn vị tiêu biểu và được Hội cấp trên biểu dương, khen thưởng. Ông Nguyễn Văn Nhẫn-Trưởng ban Đại diện Hội NCT huyện Chư Sê-nhấn mạnh: “Với truyền thống và kết quả đạt được, cùng với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng mạnh về cơ sở, Hội NCT thị trấn Chư Sê phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ trong thời gian tới để xứng đáng là trung tâm tập hợp, đoàn kết NCT của huyện Chư Sê”.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.