Thêm một trường đại học mở ngành Công nghệ chip bán dẫn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm 2025, trường Đại học Việt Nhật dự kiến tuyển 750 sinh viên, mở mới ba ngành học, trong đó có Công nghệ chip bán dẫn.

Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay, ngoài mở ngành Công nghệ chip bán dẫn thì hai ngành mới còn lại là Đổi mới và phát triển toàn cầu, Tự động hóa.

Đại diện trường cho biết các ngành này nhằm phục vụ nhu cầu nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và nền kinh tế số.

Việc triển khai chương trình đào tạo Công nghệ chip bán dẫn tại Trường Đại học Việt Nhật là một bước đi chiến lược nhằm nâng cao năng lực nhân sự cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Với sự đầu tư bài bản về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, chương trình kỳ vọng sẽ góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp bán dẫn tại khu vực.

Chỉ tiêu và học phí từng ngành, chương trình đào tạo của trường Đại học Việt Nhật năm 2025 như sau:

TT
Ngành/Chương trình đào tạo
Chỉ tiêu
1
Nhật Bản học - BJS
120
2
Khoa học và Kỹ thuật máy tính - BCSE
150
3
Cơ điện tử thông minh và sản xuất kiểu Nhật - EMJM
55
4
Công nghệ thực phẩm và sức khỏe - FTH
55
5
Nông nghiệp thông minh và bền vững - ESAS
20
6
Đổi mới và Phát triển toàn cầu - GDI (dự kiến)
100
7
Công nghệ Chip bán dẫn - ESCT (dự kiến)
100
8
Điều khiển thông minh và Tự động hóa - EICA (dự kiến)
100
9
Kỹ thuật xây dựng - ECE
50
Tổng
750

Về phương thức, trường Đại học Việt Nhật xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và TP HCM tổ chức, xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT và quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội, xét thuần điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ, dựa vào hồ sơ năng lực (đánh giá hồ sơ và phỏng vấn).

Với phương thức cuối, thí sinh phải đạt kết quả hồ sơ và phỏng vấn từ 60/100 điểm, đồng thời đáp ứng một trong bốn điều kiện: có điểm học bạ ba năm THPT của hai môn trong tổ hợp (trừ Ngoại ngữ) đạt 7 trở lên; điểm thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPT từ 5 (riêng chương trình Đổi mới và phát triển toàn cầu lấy từ 6,5); có điểm trung bình 6 kỳ môn Ngoại ngữ đạt 7 hoặc có chứng chỉ.

Riêng với ngành Kỹ thuật xây dựng, trường không yêu cầu điều kiện về ngoại ngữ.

Trường nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào điểm thi đánh giá năng lực đến hết ngày 1/6; xét tuyển thẳng và hồ sơ năng lực đến hết ngày 5/6. Lịch đăng ký các phương thức khác theo kế hoạch của Bộ.

Năm 2024, ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường năm 2024 là Nhật Bản học với 21 điểm. Xếp thứ hai là ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính với 20,75. Các ngành học còn lại cùng mức điểm chuẩn 20.

Theo Đỗ Hợp (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

(GLO)- Ngày 1-4, Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch 782/KH-SGDĐT về thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2022-2025" trên địa bàn tỉnh năm 2025. Trong đó, phấn đấu xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.

Gia Lai sẽ ưu tiên đặt hàng Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Đại học Đà Lạt về bồi dưỡng, đào tạo nhân lực

Gia Lai sẽ ưu tiên đặt hàng Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Đại học Đà Lạt về bồi dưỡng, đào tạo nhân lực

(GLO)- Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 1166 về việc tham mưu triển khai thực hiện Quyết định số 671/QĐTTg ngày 26-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trung tâm đào tạo chất lượng cao tại TP. Buôn Ma Thuột và TP. Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.