Thế giới đang đối mặt với "tâm bệnh" cô đơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Theo Guardian, trong ngày 16/11, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã quyết định đưa "tình trạng cô đơn" vào danh sách những mối đe dọa cấp bách đối với sức khỏe toàn cầu. Cơ quan này cũng thành lập Ủy ban về Kết nối Xã hội - một ủy ban quốc tế chuyên nghiên cứu về sự cô đơn.
Ảnh minh họa của báo Tuổi trẻ thủ đô điện tử

Ảnh minh họa của báo Tuổi trẻ thủ đô điện tử

"Sự cô đơn gây hại cho sức khỏe tương đương với hút 15 điếu thuốc mỗi ngày, thậm chí còn tạo ra nhiều nguy cơ hơn chứng béo phì hay lười vận động", Tiến sĩ Vivek Murthy, người đứng đầu Ủy ban về Kết nối Xã hội cho biết.

Cũng theo ông Murthy, cô đơn là tác nhân khiến nguy cơ mất trí nhớ ở người cao tuổi tăng thêm 50%, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ. Hiện tại, cứ 4 người lớn tuổi trên thế giới thì có 1 người phải sống trong cô đơn.

Báo cáo của WHO cho biết, tình trạng cô đơn xuất hiện tràn lan sau đại dịch Covid-19, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của 1/4 người già và 1/7 thanh thiếu niên trên toàn thế giới.

"Cô đơn đang dần vượt quá giới hạn và trở thành mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, phúc lợi và sự phát triển", đặc phái viên WHO Chido Mpemba nói.

Theo Guardian, có 12,7% thanh thiếu niên ở châu Phi phải đối mặt với tình trạng cô đơn, gấp đôi con số 5,3% ở châu Âu. Những người trẻ cô độc thường có xu hướng bỏ học, gia tăng nguy cơ trầm cảm và tự sát.

"Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến 1 quốc gia. Đây là một mối đe dọa toàn cầu đang bị đánh giá thấp", ông Murthy nhấn mạnh.

"Việc không có đủ mối quan hệ xã hội chặt chẽ sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, mất trí nhớ, trầm cảm, tự tử và hơn thế nữa", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

Một cuộc khảo sát toàn cầu do Meta-Gallup thực hiện trên 142 quốc gia mới đây cho thấy có tới 24% người từ 15 tuổi trở lên cho biết họ cảm thấy “rất cô đơn” hoặc “khá cô đơn” khi trả lời câu hỏi “Bạn cảm thấy cô đơn đến mức nào?”

Kết quả cuộc khảo sát đưa ra tỷ lệ: cứ 4 người trưởng thành thì có gần 1 người cảm thấy “rất cô đơn” hoặc “khá cô đơn.”

Tỷ lệ người cảm thấy cô đơn cao nhất là thanh niên, với 27% những người trẻ ở độ tuổi từ 19-29. Tỷ lệ thấp nhất được tìm thấy ở người lớn tuổi. Chỉ có 17% người từ 65 tuổi trở lên cho biết họ thấy cô đơn.

Theo đài CNN, "tâm bệnh" cô đơn gần đây đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong lĩnh vực y tế công cộng. Tuần trước, bang New York (Mỹ) đã chọn bác sĩ trị liệu Ruth Westheimer làm đại sứ cô đơn đầu tiên của bang. Vào năm 2018, Anh cũng bổ nhiệm bộ trưởng đầu tiên của nước này để đối phó tình trạng cô độc.

Để “hóa giải” mối đe dọa cô đơn, Tiến sỹ Olivia Remes, nhà nghiên cứu sức khỏe tâm thần tại Đại học Cambridge (Vương quốc Anh), cho biết: “Con người cần kết nối xã hội để phát triển và việc được gắn kết với các mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ có thể bảo vệ sức khỏe khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống”.

Tiến sỹ Remes cho rằng, mạng xã hội thường được giới trẻ sử dụng như một công cụ để kết nối, tuy nhiên nó có thể “lợi bất cập hại” nếu người dùng tham gia vào quá trình “cuộn thụ động,” được mô tả là hành vi tiếp cận những bài đăng “hào nhoáng” của người khác trên mạng và so sánh chúng với thực tại bản thân.

Điều này sẽ khiến nhiều người càng cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong thế giới thực, có thể dẫn đến chứng trầm cảm, ngại giao tiếp, không tìm được sự kết nối cảm xúc và niềm vui trong đời sống thực tế.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.