Khoảng 260 triệu người khu vực Đông Nam Á gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 260 triệu người khu vực Đông Nam Á (chiếm 1/7 dân số khu vực) gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, theo kênh Channel News Asia.
Ánh sáng ban đêm gây tác hại cho sức khỏe tâm thần. Ảnh: Getty Images

Ánh sáng ban đêm gây tác hại cho sức khỏe tâm thần. Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, theo TS Andrea Bruni- cố vấn khu vực của WHO, nhiều người trong số đó không được điều trị kịp thời. “Ở một số quốc gia, khoảng cách điều trị lên tới 90%, nghĩa là có tới 90% những người cần được điều trị về sức khỏe tâm thần thì không được điều trị và chăm sóc phù hợp, kịp thời, hoặc không được điều trị và chăm sóc gì cả" - ông Bruni cho hay.

Vào ngày Sức khỏe Tâm thần năm nay ( 10/10), WHO tập trung việc thúc đẩy quyền phổ quát được có sức khỏe tâm thần tốt. “Sức khỏe tâm thần tốt rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta và mọi người đều có quyền được hưởng các tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được về sức khỏe tâm thần” - ông Bruni nói.

Theo WHO tính đến 2019, khoảng 1 tỷ người trên thế giới gặp vấn đề rối loạn sức khỏe tâm thần. Con số này còn cao hơn nhiều do căng thẳng vì đại dịch Covid-19, xung đột, thiên tai.

Rối loạn sức khỏe tâm thần là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới trong hơn một thập niên qua. Hai tình trạng phổ biến nhất là trầm cảm và rối loạn lo âu. Và các nhà quan sát nhấn mạnh những chứng rối loạn như vậy đang trở nên nghiêm trọng ở giới trẻ.

TS Bruni chỉ ra sự liên hệ giữa mạng xã hội và tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần. Ông cho rằng mạng xã hội là con dao hai lưỡi, có vai trò tích cực nhưng cũng đi liền với tiêu cực.

Ông Bruni cũng nhấn mạnh một trong những vấn đề liên quan chăm sóc sức khỏe tâm thần là phòng ngừa tự tử. WHO ước tính khoảng 200.000 người khu vực Đông Nam Á tử tự mỗi năm.

“Chúng ta biết rằng tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm ở giới trẻ tại nhiều quốc gia” - TS Bruni nhận định.

Ông đề xuất biện pháp giảm tỉ lệ tự tử ở người trẻ như tăng cương quản lý người có ý định, đẩy mạnh tuyên truyền và xây dựng kỹ năng sống; quản lý, hạn chế và cấm tiếp cận thuốc trừ sâu.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.