Sẽ có nhiều hình thức thưởng cho người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.



Bên cạnh việc tăng lương thì thưởng luôn là cách mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn để động viên, khích lệ tinh thần làm việc của người lao động. Để phù hợp với thực tế, Bộ luật Lao động 2019 đã có quy định mới về vấn đề này.

Theo khoản 1, điều 104 Bộ Luật Lao động 2019: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.


 

 Bên cạnh việc tăng lương thì thưởng luôn là cách mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn để động viên, khích lệ tinh thần làm việc của người lao động
Bên cạnh việc tăng lương thì thưởng luôn là cách mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn để động viên, khích lệ tinh thần làm việc của người lao động



Đây là quy định hoàn toàn mới. Bởi điều 103 Bộ Luật Lao động 2012 chỉ rõ, thưởng chỉ bằng tiền, là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Điều này đồng nghĩa với việc, từ 2021 khi Bộ Luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng, người sử dụng lao động có thể căn cứ vào tình hình doanh nghiệp mình để quyết định lựa chọn hình thức thưởng phù hợp mà không chỉ thưởng riêng bằng tiền.

Các hình thức thưởng khác có thể là thưởng bằng hàng hóa, dịch vụ (thậm chí là hàng hóa, dịch vụ của chính doanh nghiệp hoặc đối tác), phiếu mua hàng, thẻ điện thoại, mã giảm giá, chuyến du lịch...

Lưu ý: Cả Bộ luật Lao động 2012 và Bộ luật Lao động 2019 đều không bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng cho người lao động. Việc quy định hình thức trả thưởng (bằng tiền mặt hay hiện vật) chỉ mang tính định hướng chứ không có tính ép buộc.

Kế thừa tinh thần của Bộ Luật Lao động 2012, khoản 2, điều 104 Bộ Luật Lao động 2019 quy định: Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Với quy định này, một phần vẫn khích lệ được tinh thần làm việc của người lao động, một phần có thể giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, nhất là khi rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ, việc thưởng cho người lao động sẽ không hợp lý, thậm chí còn gây áp lực cho doanh nghiệp.

Mặt khác, khi được công bố công khai, tập thể lao động có thể kiến nghị nếu cho rằng thưởng bằng hiện vật hoặc hình thức khác không hợp lý.

Đặc biệt là khi nhận thấy doanh nghiệp lợi dụng quy định thưởng này để "lách luật", đẩy các sản phẩm tồn kho, sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng cho mình.

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

null