Rơ Châm Djuk: Trưởng thôn nhiệt tình, trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với vai trò Trưởng thôn Châm Aneh (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), ông Rơ Châm Djuk luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vận động người dân chăm lo phát triển sản xuất để cải thiện đời sống.

Ông Rơ Châm Djuk cho biết: Làng Châm Aneh có gần 180 hộ với khoảng 800 khẩu, người Jrai chiếm hơn 98%. Thực hiện nhiệm vụ được giao, ông dành thời gian tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con, kịp thời phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh.

Ông thường xuyên cùng với cán bộ phường tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, chính sách, pháp luật, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ phường về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vận động quần chúng tích cực tham gia các hoạt động, phong trào.

Trưởng thôn Rơ Châm Djuk (bìa trái) trao đổi với cán bộ các chi hội, đoàn thể về công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ảnh: T.N

Trưởng thôn Rơ Châm Djuk (bìa trái) trao đổi với cán bộ các chi hội, đoàn thể về công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ảnh: T.N

Ông Khuin-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Châm Aneh-cho hay: “Những năm qua, ông Rơ Châm Djuk đã tích cực cùng với Ban Công tác Mặt trận vận động, hướng dẫn dân làng thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Chính vì vậy, làng đã có những chuyển biến tích cực, bà con xóa bỏ những tập tục lạc hậu, biết cải tạo vườn tạp, chọn nuôi trồng các loại cây-con có giá trị kinh tế cao; biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất, tự lực vươn lên bằng nội lực của mình”.

Hiện nay, dân làng Châm Aneh đang canh tác 31 ha lúa nước, 160 ha cà phê và đàn gia súc hơn 500 con. Nhờ chú trọng đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên thu nhập của người dân được cải thiện. Làng có nhiều hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi.

Để cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đi vào thực chất, ông Djuk cùng Ban Công tác Mặt trận làng tích cực vận động người dân thực hiện với các giải pháp thiết thực, cụ thể.

Ông đã phối hợp với các đoàn thể vận động bà con góp hàng trăm ngày công lao động sửa chữa, dọn vệ sinh điểm sử dụng nước tự chảy, nạo vét kênh mương và hiến đất mở rộng kênh mương tại cánh đồng Ia Tung với chiều dài hơn 400 m, lắp đặt 1 camera an ninh trục đường chính của làng; xây dựng hội trường làng. Từ năm 2022 đến nay, dân làng hiến đất và đóng góp hơn 300 triệu đồng để làm 3 tuyến đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài gần 1,1 km với kinh phí hơn 900 triệu đồng.

Thôn trưởng Rơ Châm Djuk làng Châm ANeh, phường Chi Lăng TP. Pleiku. Ảnh: Thanh Nhật

Thôn trưởng Rơ Châm Djuk làng Châm ANeh, phường Chi Lăng TP. Pleiku. Ảnh: Thanh Nhật

Trong công tác an sinh xã hội, ông Djuk tích cực vận động, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Quỹ “Vì người nghèo” của phường và nguồn vận động tại chỗ để triển khai các hình thức giúp hộ nghèo.

Trong đó, có việc hỗ trợ giống vật nuôi là 6 con bò sinh sản, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho một số hộ nghèo và cận nghèo. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội giải quyết vốn vay ưu đãi cho hộ khó khăn, giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề... với tổng dư nợ gần 800 triệu đồng.

Bà Plep chia sẻ: “Chồng mình bị bệnh lâu năm, nhà ở xuống cấp mà không thể sửa chữa. Nhờ được hỗ trợ kinh phí làm nhà “Đại đoàn kết” và được tặng bò sinh sản, gia đình mình đã thoát nghèo”.

Trò chuyện cùng P.V, ông Djuk cho biết thêm: Phần lớn hộ dân trong làng theo đạo Tin lành. Vì vậy, sau khi bà con đi lễ vào sáng chủ nhật hàng tuần tại Chi hội Tin lành Plei Châm Aneh, ông cùng Ban chấp sự tuyên truyền, động viên bà con chấp hành các quy định của pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo” và tham gia các phong trào thi đua.

Đồng thời, nhắc nhở bà con cảnh giác với âm mưu của kẻ xấu, phòng-chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phương.

Quang cảnh tuyến đường trục chính vào làng Châm ANeh (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã được nhựa hoá, thuận lợi cho giao thông đi lại của người dân và tạo thêm diện mạo khởi sắc cho làng. Ảnh: Thanh Nhật

Quang cảnh tuyến đường trục chính vào làng Châm ANeh (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã được nhựa hoá, thuận lợi cho giao thông đi lại của người dân và tạo thêm diện mạo khởi sắc cho làng. Ảnh: Thanh Nhật

Bà Trần Thị Út-Phó Chủ tịch UBND phường Chi Lăng: “Hiện nay, làng Châm Aneh không còn hộ nghèo và được UBND TP. Pleiku công nhận làng văn hóa liên tục trên 5 năm. Đạt được kết quả này là có sự tích cực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của xã, Ban Nhân dân cũng như trách nhiệm cao của Trưởng thôn Rơ Châm Djuk. Ông vừa được UBND phường đề nghị UBND thành phố tặng giấy khen về thành tích đóng góp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2019-2024”.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.