Trưởng thôn Siu An hết lòng vì việc chung của làng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nói và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và luôn hết lòng vì việc chung của làng là một trong những yếu tố giúp ông Siu An được người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tin tưởng bầu làm trưởng thôn, người tuy tín.

Trở về nhà sau khi hòa giải thành công 1 vụ mâu thuẫn trong làng, ông Siu An tất tả ra vườn nhà chuẩn bị thức ăn cho đàn bò 15 con đang nhốt trong chuồng. Ông cho hay: “Ngày hôm nay, mình lo việc của làng, tham gia cùng tổ hòa giải, giải quyết trường hợp vợ chồng mâu thuẫn đòi bỏ nhau nên không lùa bò đi chăn thả được. Giải quyết thành công, vợ chồng bắt tay làm hòa, chồng hứa không ghen tuông vô cớ, nói năng lung tung nữa, vợ cũng chịu tha thứ, không bỏ về nhà mẹ nữa. Mình cũng uống rượu chứng kiến xong rồi mới về”.

Ông Siu An bên vườn cà phê của gia đình. Ảnh: P.D

Ông Siu An bên vườn cà phê của gia đình. Ảnh: P.D

Hơn 10 năm trong vai trò người uy tín, “quan tòa” của làng, ông Siu An đã giúp hàn gắn cho nhiều vợ chồng trước bờ vực ly hôn; giúp hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn trong cộng đồng liên quan đến đất đai, tai nạn giao thông,... “Cả đời mình gắn bó với làng nên gia đình nào bao nhiêu khẩu mình đều biết. Thậm chí, đất sản xuất của họ ở đâu, do bố mẹ chia cho hay mua thêm mình cũng biết. Do đó, mỗi khi xảy ra tranh chấp, mình sẽ giải thích rõ cho mỗi bên về nguồn gốc của thửa đất, sau đó tiến hành kéo thước dây để đo, vạch ranh giới. Các hộ nghe, hiểu và đều vui vẻ bắt tay làm hòa. Chỉ những trường hợp nào đã hòa giải, bắt tay làm hòa rồi mà còn mâu thuẫn trở lại thì lúc đó chúng tôi mới lập biên bản, bắt nộp phạt, nhưng cũng ít lắm!"-ông Siu An nói.

Hiểu rõ vai trò người uy tín trong cộng đồng dân cư nên ông Siu An luôn quan niệm, bản thân phải gương mẫu và luôn nói đúng, làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với 5 người con, sau khi dựng vợ, gả chồng, cho ở riêng, ông chia đều mỗi người 3 đám rẫy (300-500 cây cà phê) và 2 đám ruộng (1-2 sào). Ông cũng dặn các con không nghe, không tin theo lời kẻ xấu xúi giục mà phải chăm chỉ lao động, vì “có làm mới có ăn”.

Về phần mình, bước qua tuổi 62, song ông vẫn canh tác 4 đám rẫy với 1.500 cây cà phê, nuôi 15 con bò và làm gần 7 sào lúa rẫy. Ông Siu An chia sẻ: “Mấy năm nay, vợ mình đau ốm miết, không làm được việc nặng. Các đám ruộng, rẫy ở cách xa nhau nên mình thuê người làm. Năm vừa rồi, mình thu hơn 1 ha cà phê, sau khi trừ chi phí còn được 120 triệu đồng. Bò thì mỗi năm sinh sản thêm 3-4 con, mình nuôi tăng đàn, khi nào có việc mới bán, chủ yếu tận dụng phân để bón cho cây. Diện tích lúa ở khu vực chưa có nước nên vẫn canh tác lúa 6 tháng cũng đủ gạo ăn quanh năm”.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông còn tích cực vận động người dân trong làng chuyển đổi cây trồng kém năng suất sang trồng các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Đồng thời vận động các hộ dân di dời chuồng nuôi nhốt gia súc ra xa nhà, thường xuyên quét dọn nhà cửa, giữ gìn không gian sống thoáng mát, sạch sẽ, thu gom rác thải ở các tuyến đường làng, khu vực công cộng,...

Chị Pla (người dân làng Xóa) bộc bạch: "Gia đình mình ít đất sản xuất, chỉ có hơn 100 cây cà phê sau vườn nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Chú Siu An thường xuyên động viên, nói vợ chồng mình cố gắng làm thuê, có tiền thì dành dụm mua con heo, con bò về nuôi, cải thiện kinh tế. Mình thấy chú nói đúng, muốn tốt cho gia đình nên mình cố gắng làm theo".

Để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân và giúp các hộ nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu xúi giục, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch, phản động, mỗi buổi chiều ông đều dành thời gian đi dạo quanh làng. Thỉnh thoảng, ông ghé nhà dân trò chuyện và khéo léo tuyên truyền bằng việc nêu dẫn chứng cụ thể những trường hợp lười lao động, tham hư vinh đều bị trả giá; ngược lại những hộ chăm chỉ lao động đều có cuộc sống khá giả. Bên cạnh đó, ông tuyên truyền, vận động người dân trong làng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Làng Xóa hiện có đội cồng chiêng với hơn 20 thành viên thường xuyên tham gia biểu diễn ở các sự kiện do xã, huyện tổ chức.

Ông Siu An đang tuyên truyền, vận động người dân trong làng. Ảnh: P.D

Ông Siu An đang tuyên truyền, vận động người dân trong làng. Ảnh: P.D

Điều khiến Trưởng thôn Siu An luôn trăn trở: “Làng có 217 hộ dân (hộ Jrai chiếm hơn 90%), đến nay vẫn còn 28 hộ nghèo, 32 hộ cận nghèo. Có hộ nghèo vì thiếu đất sản xuất, nghèo vì đau ốm bệnh tật, song cũng còn số ít hộ nghèo vì lười lao động, trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ của các cấp. Nhiệm vụ của mình thời gian tới là tiếp tục tuyên truyền để người dân nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chủ động vươn lên thoát nghèo và đoàn kết xây dựng khu dân cư”.

Trao đổi với P.V, ông Đinh Văn Thủy-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya-nhận xét: Trong vai trò trưởng thôn, người uy tín, ông Siu An đã linh hoạt với nhiều hình thức tuyên truyền, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động tại địa phương. Từ năm 2018 đến nay, ông đều được huyện, tỉnh khen thưởng vì những đóng góp trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; trong củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc... Cuối năm 2023, ông vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.