Chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an toàn giao thông khu vực trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 23-4, Ban An toàn Giao thông tỉnh Gia Lai cùng với Quỹ Phòng-chống thương vong châu Á (Tổ chức AIP Foundation) tổ chức chương trình chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an toàn giao thông khu vực trường học nhằm đánh giá hiệu quả các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2018 đến nay.

Tại chương trình, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích hiệu quả của 3 dự án tiêu biểu, gồm: Dự án “Giảm tốc độ-Trường học an toàn”, “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” và “Đạp xe đến trường an toàn”.

Các dự án được đánh giá đã góp phần cải thiện hạ tầng giao thông khu vực trường học, nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh trong việc tuân thủ quy định an toàn khi tham gia giao thông.

abc.jpg
Các đại biểu tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an toàn giao thông khu vực trường học. Ảnh: Minh Phương

Trong đó, dự án “Giảm tốc độ-Trường học an toàn” được triển khai từ tháng 4-2018 đến tháng 12-2022 tại TP. Pleiku đã tập trung cải thiện hạ tầng giao thông khu vực trường học, lắp đặt biển báo, vạch sơn cảnh báo tốc độ và tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh về nguy cơ tai nạn do chạy quá tốc độ.

Kết quả, tỷ lệ học sinh sử dụng xe đạp và tuân thủ quy định giao thông được cải thiện đáng kể, góp phần giảm thiểu rủi ro tai nạn trước cổng trường.

Đối với dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” triển khai từ tháng 3-2021 đến tháng 3-2024, nổi bật với việc phát triển ứng dụng công nghệ “Kết nối thanh-thiếu niên” đã giúp thanh-thiếu niên tại TP. Pleiku chủ động phản ánh các điểm giao thông nguy hiểm quanh khu vực trường học, từ đó hỗ trợ chính quyền trong công tác quy hoạch, đầu tư và cải tạo hạ tầng giao thông hiệu quả hơn.

cccc.jpg
Chương trình phát động Dự án “Đến trường an toàn” năm học 2023-2024 tại Trường Tiểu học Hà Bầu (huyện Đak Đoa). Ảnh: Minh Phương

Gần đây, dự án “Đạp xe đến trường an toàn” được triển khai từ tháng 1-2024 tại huyện Phú Thiện cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Học sinh tại 12 trường THCS tham gia dự án được trang bị kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, qua đó góp phần thay đổi hành vi và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông. Dự án cũng hỗ trợ địa phương xác định các điểm rủi ro để lên kế hoạch cải thiện hạ tầng cho học sinh đi xe đạp.

Tại chương trình, đại diện Ban An toàn Giao thông tỉnh và các sở, ngành đánh giá cao sự đồng hành của Tổ chức AIP Foundation trong việc xây dựng môi trường giao thông học đường an toàn, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Đón con cổng trường

Đón con cổng trường

(GLO)- Đi ngang qua cổng một trường tiểu học trong thành phố, tôi thấy những chiếc xe máy của phụ huynh được dựng ngay ngắn, đầu xe hướng xuống đường, tuần tự xe trước xe sau. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ.

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.