Hiệu quả thiết thực từ dự án “Đến trường an toàn”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dự án “Đến trường an toàn” được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã nâng cao ý thức an toàn giao thông (ATGT) đường bộ cho học sinh tiểu học, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Tăng cường kiến thức và kỹ năng về ATGT đường bộ cho học sinh tiểu học, cải thiện hạ tầng đường bộ khu vực trường học, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật ATGT đường bộ trong cộng đồng là những kết quả mang lại khi dự án “Đến trường an toàn” được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Đến giờ tan học, các em học sinh Trường Tiểu học Hà Bầu (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) lại đội sẵn trên đầu chiếc mũ bảo hiểm và xếp thành hàng dài đi ra cổng một cách trật tự. Tốp học sinh khác muốn sang đường cũng được giáo viên hướng dẫn xếp thành hàng và đi qua đúng làn đường dành cho người đi bộ. Phụ huynh đưa đón con em cũng đứng gọn gàng ở khu vực chờ bên phải cổng trường. Sự thay đổi tích cực này đến từ việc thực hiện dự án “Đến trường an toàn”. Dự án do Ban ATGT tỉnh phối hợp với Tổ chức AIP Foundation, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam tổ chức, bắt đầu triển khai tại Trường Tiểu học Hà Bầu vào năm học 2023-2024.

1.jpg
Học sinh Trường Tiểu học Hà Bầu (huyện Đak Đoa) đã có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, dù là đi xe đạp. Ảnh: H.D

Cô Nguyễn Thị Thúy Hòa-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Bầu-thông tin: Từ khi triển khai đến nay, dự án đã cấp phát 872 chiếc mũ bảo hiểm cho giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, dự án còn tài trợ cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông khu vực xung quanh trường học, gia cố lề bê tông xi măng hai bên đường đoạn qua trường học từ cổng chính đến lối phụ vào khu vực đỗ xe; nối cống, mở rộng lối vào cổng chính.

Cùng với đó là xây dựng khu vực đỗ xe cho phụ huynh học sinh phía bên phải cổng trường, bổ sung vạch sơn, biển báo, biển hạn chế tốc độ, đèn cảnh báo... theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Tổng mức đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, dự án cũng tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao năng lực giảng dạy về ATGT đường bộ cho giáo viên.

Năm học 2024-2025, dự án “Đến trường an toàn” tiếp tục được triển khai tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Thiện gồm: Phan Chu Trinh (xã Ia Ake), Nguyễn Trãi (xã Ia Piar) và Lê Lợi (xã Ia Sol) với tổng kinh phí tài trợ gần 2,17 tỷ đồng.

“Trường nằm bên tỉnh lộ 670B nên mật độ phương tiện giao thông khá tấp nập và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Trong khi đó, nhiều học sinh vì chưa được trang bị kỹ năng, kiến thức về ATGT nên đi lại chưa đúng luật. Khi dự án “Đến trường an toàn” được triển khai, các em được tiếp nhận những kiến thức về ATGT như: đi xe đạp, xe máy phải đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm đúng cách, sang đường theo đúng quy định. Các giáo viên cũng có thêm kỹ năng giảng dạy về ATGT đường bộ cho học sinh. Nhờ đó, tình hình trật tự ATGT khu vực trường học được đảm bảo hơn”-cô Hòa cho hay.

Tương tự, dự án “Đến trường an toàn” khi triển khai tại Trường Tiểu học xã Trang (huyện Đak Đoa) cũng đã mang lại những tác động tích cực. Em Nay H’Yưn (lớp 4) hào hứng chia sẻ: “Em được tặng mũ bảo hiểm, được hướng dẫn đội mũ đúng cách và được thầy-cô truyền đạt những kiến thức về ATGT, cách đi bộ sang đường… Những kiến thức này em không chỉ áp dụng cho mình mà còn lan tỏa đến bạn bè, người thân trong gia đình”.

Năm học 2023-2024, dự án “Đến trường an toàn” được triển khai tại Trường Tiểu học Hà Bầu và Trường Tiểu học xã Trang với tổng kinh phí gần 1,4 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí do Quỹ AIP trực tiếp quản lý, thực hiện hơn 886,5 triệu đồng; kinh phí Quỹ AIP phân bổ cho Ban ATGT tỉnh thực hiện hợp phần cải tạo cơ sở hạ tầng khu vực trường học hơn 480 triệu đồng.

cac-em-hoc-sinh-truong-tieu-hoc-ha-bau-huyen-dak-doa-da-biet-sang-duong-dung-cach-anh-ha-duy.jpg
Các em học sinh Trường Tiểu học Hà Bầu (huyện Đak Đoa) đã biết sang đường đúng cách. Ảnh: H.D

Ông Võ Ngọc Quảng-Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh-thông tin: Dự án “Đến trường an toàn” đã giúp cải tạo, mở rộng, xây dựng được 156,34 m2 lề đường bê tông xi măng; xây dựng gần 430 m2 sân bê tông xi măng; đặt 6 biển báo hiệu đường bộ; bổ sung, hoàn chỉnh vạch kẻ đường; lắp đặt 2 bộ đèn chớp vàng. Kết quả đánh giá xếp hạng của các trường theo Chương trình đánh giá đường bộ quốc tế (iRAP) đã tăng từ 1 lên 3 sao, mức an toàn cần thiết cho học sinh.

Khu vực cổng trường sau cải tạo đã góp phần cải thiện tỷ lệ học sinh thực hiện đúng các bước đi bộ và sang đường an toàn, trong đó 100% học sinh thực hiện đi bộ trên vỉa hè và tỷ lệ học sinh thực hiện sang đường đúng cách tăng từ 20% trước cải tạo lên 96,9% sau cải tạo.

Bên cạnh đó, 1.343 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cũng đã được trao tặng cho học sinh và giáo viên của 2 trường triển khai dự án, giúp cải thiện tỷ lệ đội mũ bảo hiểm ở học sinh từ 44,5% trước can thiệp tăng lên 88,9% sau can thiệp; tổ chức tập huấn nâng cao cho 63 giáo viên tại 2 trường dự án về nội dung và kỹ năng giảng dạy tích cực về ATGT cho học sinh cấp tiểu học; cung cấp 63 bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên, 1.716 cẩm nang ATGT, 2 pa nô tuyên truyền ATGT và 2 bộ mô hình học cụ là bộ đèn tín hiệu giao thông tự động.

Ngoài ra, dự án còn tổ chức ngày hội ATGT và phát động chiến dịch tuyên truyền “30 ngày đến trường an toàn” với các hoạt động thực hành về đội mũ bảo hiểm, đi bộ an toàn và đi xe đạp an toàn cho toàn bộ học sinh và giáo viên; tổ chức lớp học ATGT tập trung vào 3 chủ đề “Đội mũ bảo hiểm”, “Đi bộ an toàn” và “Đi xe đạp an toàn” cho gần 1.640 học sinh của 2 trường dự án, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng về ATGT cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.

Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh THCS và THPT

Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh THCS và THPT

(GLO)- Từ kết quả đạt được của hơn 5 năm phối hợp trong công tác tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và Trường Cao đẳng Gia Lai tiếp tục ký kết chương trình phối hợp công tác này giai đoạn 2025-2030.

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

(GLO)- Ngày 1-4, Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch 782/KH-SGDĐT về thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2022-2025" trên địa bàn tỉnh năm 2025. Trong đó, phấn đấu xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.